Các loại rau gia vị có công dụng cực tốt nên trồng ngay trong vườn

Rau gia vị đã quá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh thần kỳ của loại rau này. Dưới đây là tác dụng chữa bệnh nổi bật của một số loại rau gia vị.
20

Trong vườn nhà, bạn có thể trồng những cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm rau gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn. Điều này sẽ giúp việc phòng và điều trị bệnh trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn – chỉ cần ăn hoặc uống!

Lá lốt

Theo Đông y, lá lốt vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng đi vào các kinh vị, gan tỳ, mật. Công dụng của lá là tán hàn, ôn trung (làm ấm bụng), chỉ thống (giảm đau), hạ khí (đưa khí xuống).

2 2
  • Chữa đau nhức xương khớp: Bạn dùng lá tươi hoặc lá đã phơi khô để sắc lấy nước uống. Khi uống, bạn nên uống khi nước sắc còn ấm và uống sau bữa ăn tối để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn có thể dùng nước sắc liên tục từ 7 – 10 ngày tuỳ tình trạng xương khớp cho tới khi đỡ hẳn.
  • Chữa đau bụng do cơ thể bị nhiễm lạnh: Bạn dùng lá lốt (tốt nhất là lá tươi) để sắc lấy nước và uống khi còn ấm. Uống trong khoảng 2 ngày để có được tác dụng tốt nhất.
  • Dùng cho người bị ra mồ hôi tay, chân: Nếu bạn thường xuyên bị ra mồ hôi tay, mồ hôi chân, đặc biệt là vào mùa đông thì lá lốt có thể xem là một lựa chọn tham khảo để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Với bài thuốc này, bạn lấy khoảng 7 – 10 lá tươi sau đó đun lấy nước có pha chút muối và ngâm chân, tay. Thực hiện đều đặn, liên tục trong thời gian 10 – 12 ngày để có kết quả tốt nhất.
19
  • Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20 g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây Bưởi bung, Vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30 g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Diếp cá

Diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, là thực đơn chính trong công thức chữa tiểu đường (chiếm 10-20%)

3 1
  • Chữa bệnh trĩ: Lấy Diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào hậu môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu Diếp cá để xông, phần bã đắp vào chỗ đau.
  • Trị chứng đái buốt, đái dắt: Diếp cá, rau má, Mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, uống ngày 3 lần, thực hiện trong 7-10 ngày.
13
  • Chữa sỏi thận: 20g Diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 thang trong vòng 1 tháng.
  • Điều trị sốt ở trẻ em: Diếp cá tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.

Bạc hà

Trong các vị thuốc Nam quý hiếm, không thể kể thiếu cây Bạc hà. Đây là một trong những thảo dược lành tính, có thể hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh.

4 1
  • Điều trị lao hạch, nhọt có mủ sưng đau: Bạn chỉ cần dùng khoảng 30g lá Bạc hà cùng trái tạo giác đã loại bỏ phần vỏ đen. Tất cả nguyên liệu đem ngâm với giấm và sao vàng và tán thành bột mịn. sau đó dùng phần bột mịn để ngâm với 200ml rượu trong 3 đêm, sau đó vớt ra phơi khô và lại ngâm thêm trong 3 đêm nữa. Cuối cùng mang sấy khô, tán bột và viên lại. Mỗi lần uống trước khi ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Trị chứng chảy máu cam: Bạn chỉ cần dùng lá Bạc hà giã nát lấy nước uống. Sau đó thấm nước Bạc hà vào bông và nhét vào mũi.
  • Điều trị hòa độc sinh lở loét: Bạn chỉ cần dùng rau Bạc hà tươi giã lấy nước, sau đó thoa vào vùng da đang bị lở loét.
14
  • Sốt cao không ra mồ hôi, bứt rứt: Dùng 40g thạch cao và 20g bạc hà đem tán bột. Sau đó uống mỗi lần 2-4g cùng nước ấm. Mỗi ngày uống 3 lần và liên tục tới khi sốt thuyên giảm.
  • Trị hen suyễn, viêm xoang: Trong rau Bạc hà có rosmarinic acid giúp chống viêm. Sử dụng tinh dầu bạc hà để xông mũi làm cho xoang sạch và thông thoáng đường thở. Một số nghiên cứu cho thấy Bạc hà có khả năng điều trị hen suyễn.
  • Điều trị lỵ ra máu: Đem lá Bạc hà đi sắc thành nước uống đều đặn mỗi ngày, sau khoảng vài ngày sẽ thấy bệnh đỡ hơn.

Húng quế

Húng quế là 1 trong những loại rau gia vị phổ biến giúp tăng hương vị cho món ăn. Húng quế cũng được dùng làm dược liệu trong nhiều nền y học truyền thống của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

10
  • Giúp bảo vệ tim mạch: Hái vài lá Húng quế đem rửa sạch và nhai nuốt lúc bụng còn đói. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, giúp tăng cường sức khỏe tim. Từ đó phòng tránh các bệnh lý liên quan đến tim.
  • Cắt cơn sốt: Sử dụng một nắm lá Húng quế rửa sạch, sắc với 1 chén nước và uống. Để cắt cơn sốt, bạn cần uống 2 – 3 lần nước sắc từ lá húng quế.
  • Giảm stress, căng thẳng: Dùng 12 lá húng quế đem rửa sạch và nhai nuốt. Mỗi ngày nhai 2 lần giúp điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu, đồng thời xoa dịu thần kinh, giảm stress.
15
  • Chữa sỏi thận: Uống nước ép lá cây Húng quế trong với mật ong mỗi ngày giúp làm sạch thận. Sử dụng liên tục trong 6 tháng giúp chữa bệnh sỏi thận.
  • Giảm ngứa trên da đầu và giúp ngăn ngừa rụng tóc: Dùng lá Húng quế ép lấy nước uống, phần bã đem đắp lên da đầu. Tuần thực hiện 2 – 3 lần giúp da đầu mềm, giảm ngứa và mượt tóc.

Rau răm

Rau răm có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng.

6 1
  • Đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
  • Chữa cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
  • Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và cần đưa ngay người bị rắn cắn đến cơ sở y tế.
  • Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
16
  • Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
  • Chữa mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương pháp này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.

Tía tô

Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau Tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.

7
  • Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá Tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
  • Chữa cảm ho: Lá Tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
  • Chữa cảm lạnh: Một nắm lá Tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá Tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
  • Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt Tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
17
  • Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá Tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
  • Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá Tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao.

Ngò gai (Mùi tàu)

Theo Đông y, Ngò gai vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, công dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.

8
Tác dụng của ngò gai
  • Trị cảm cúm: Dùng 40g Ngò gai, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g. Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn. 
  • Trị rối loạn tiêu hóa: 1 – 2 muỗng dịch nước ép từ Ngò gai là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết.
  • Trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu: Dùng Ngò gai 50g, kết hợp với một ít gừng tươi. Ngò gai cắt đoạn, gừng thì đập dập. Cho 2 thứ vào nồi đất cùng 300-400 ml nước, nấu còn lại còn phân nửa, chia làm 2 lần uống cách nhau 3-4 giờ trong ngày. Để chữa sốt nhẹ do cảm, dùng ngò gai 30g, thịt bò tươi 50g, cùng vài lát gừng tươi, đem nấu chín, dùng nóng.
  • Trị hôi miệng: Lấy 1 nắm Ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
18
  • Trị mụn: Bị mụn bọc và mụn trứng cá thì lấy 1 muỗng nước ép Ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô.
  • Trị đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy Ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.

Trên đây là các loại cây gia vị mà bạn nên trồng trong vườn nhà, nếu không có vườn, bạn cũng có thể trồng trong các chậu cảnh, vì chúng cũng không đòi hỏi nhiều diện tích. Chúng tôi hy vọng bạn đã có sự lựa chọn cây trồng vườn rau gia vị cho riêng mình sau bài viết này. Chúc các bạn may mắn và thành công nhé!!!

 Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với Green Sculpture qua địa chỉ sau:

  • Địa chỉ: Số 1, Đường N3, Khu phố Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 08 1234 7878
  • Email: info@greensculpture.vn
  • Website: www.greensculpture.vn