Những loại cây vừa làm cảnh trong vườn nhà vừa thuốc chữa bệnh (Phần 2)

Ngày nay, có rất nhiều loại cây cảnh không chỉ giúp làm đẹp cảnh quan sân vườn như: Hương Thảo, Đào tiên, Lưỡi hổ,… mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hãy cùng Green Sculpture tìm hiểu những công dụng đối với sức khỏe của chúng ta thông qua những loại cây này như thế nào nhé!

Đào tiên

Cây Đào tiên còn được gọi là cây Trường thọ là một loại cây quý thường được trồng vừa làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Hình dáng cây Đào tiên rất đẹp, thanh cảnh, quả và lá lại có thể chữa nhiều bệnh lý và được nhiều coi là loại cây giúp “trường sinh bất lão” nên rất được ưa chuộng.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1-18.jpg
  • Chữa bệnh đau xương khớp, phong tê thấp: Chuẩn bị 1 quả Đào tiên, lấy phần thị trắng bên trong thái nhỏ và ngâm cùng rượu và chuối sứ khô. Sau 10 ngày lấy rượu ra sử dụng, mỗi lần uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn, ngày 3 lần. 
  • Chữa bệnh ho kinh niên, tiêu đờm: Lấy phần thịt của quả Đào tiên sấy khô đến khi chuyển thành màu đen thì phơi nắng cho thật khô. Mỗi ngày lấy 15g sắc với nước để uống. Các cơn ho sẽ được cải thiện và tiêu đờm rất tốt. 
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan, bổ thận: Cắt đôi trái Đào tiên già chín cây, dùng phần thịt bên trong trái Đào Tiên để xào cùng 100g đường phèn. Lưu ý không đổ nước lã vào, để lửa nhỏ để nguyên liệu sánh lại với nhau. 
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-16.jpg
  • Trị vấn đề tẩy độc đường tiêu hóa: Bạn dùng 600g cơm trái Đào tiên, 500ml rượu gạo chưng cất truyền thống. Ngâm rượu cùng cơm trái Đào tiên trong khoảng 1 tháng là dùng được. Mỗi lần muốn dùng để tẩy độc đường tiêu hóa chỉ nên lấy khoảng 20ml rượu.
  • Giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn: Dùng 100g cơm của trái Đào tiên cho vào 500ml rượu gạo truyền thống để ủ trong bình thủy tinh kín khoảng 10 ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn để cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và giúp ngon miệng hơn.

Hương thảo

Cây Hương thảo còn có tên gọi khác cây Tây dương chổi, loài cây thường được tìm thấy nhiều trong các khu vườn, góc sân vì chúng là loài cây cảnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu nói về công dụng chữa bệnh thì chắc chắn rất nhiều người sẽ bất ngờ về điều này. Cùng xem tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây để biết thực hư như thế nào nhé.

4 15
  • Giải cảm do nắng nóng: Lấy 100g lá Hương thảo non đem đi nấu canh để ăn trong ngày. Nên ăn lúc còn nóng và dùng trong 3 ngày.
  • Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Dùng các vị thuốc Hương thảo 20g, củ gấu 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, nhọ nồi 20g đem đi tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó cho thêm mật ong vào để vò thành từng viên như hạt lạc. Mỗi ngay uống 15 – 20 viên trước khi đi ngủ, dùng trước chu kỳ kinh nguyệt 10 – 15 ngày.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt: Dùng 20g Hương thảo khô sắc với 300ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì chắt ra uống.
  • Chữa kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ ở phụ nữ sau sinh: Dùng Hương thảo 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g đem đi sắc với 550ml nước, đến khi nước cạn còn 250ml thì chắt ra uống. Nên uống khi thuốc còn ấm và chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
3 16
  • Giảm sưng đau do mụn nhọt: Đem 50g lá Hương thảo tươi rửa sạch và giã nát để đắp lên vị trí bị mụn nhọt. Mỗi ngày nên đắp hai lần, mỗi lần đắp 10 -15 phút.
  • Dùng để xua đuổi mũi: Lá Hương thảo tươi 20g đem đi rửa sạch rồi giã nát. Cho Hương thảo vừa giã vào một túi vải để chà xát trực tiếp vào tay, chân nhằm ngăn ngừa muỗi tốt. Bài thuốc có thể cho kết quả kéo dài từ 2 – 3 giờ.

Trinh nữ hoàng cung

Cây Trinh nữ hoàng cung còn có tên gọi khác: Tỏi lơi lá rộng, Náng lá rộng, Tây nam văn châu lan,… là loại dược liệu rất quý có nguồn gốc ở Ấn Độ, ngày nay được trồng nhiều tại Việt Nam. Dược liệu được mệnh danh là “thần dược” giúp điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, Trinh nữ hoàng cung còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác sau đây:

6 16
  • Trị viêm họng hạt: Đem ¹/3 lá Trinh nữ hoàng cùng và 3g rễ cây Dằng xay ngâm cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo. Lấy một lượng vừa đủ để nhai nhát cùng với một ít muối hạt rồi trôi phần nước từ từ và nhổ bỏ bã.
  • Trị ho, viêm phế quản: Dùng Trinh nữ hoàng cung và tang bạch bì mỗi vị 20g, 10g ô phiến cùng với 6g cam thảo dây. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 500 ml nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml, chia thành 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
  • Trị mụn nhọt: Đem lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi giã nát. Cho toàn bộ vào chảo sao cho nóng, rồi lấy một lượng vừa đủ để đắp trực tiếp lên vị trí nổi mụn nhọt đến khi thuốc nguội hẳn.
  • Trị da nổi mẩn ngứa, dị ứng da: Kết hợp 20g Trinh nữ hoàng cung với 20g ngân hoa thán, 12g ké đầu ngựa và 6g cườm thảo đỏ. Đem toàn bộ các thảo dược sắc cùng với 5 chén nước, tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn 2 chén rồi chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
7 14
Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh da liễu
  • Chữa chấn thương, tụ máu bầm, giảm đau khớp: Đem một nắm lá Trinh nữ hoàng cung rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ rồi xào cho nóng. Đắp một lượng vừa đủ lên vết thương hoặc vị trí bị đau nhức.
  • Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, rong kinh: Sắc nước thuốc từ 20g lá cây thuốc, 20g tạng bạch bì, 10g ô phiến, 6g cam thảo dây, thu được nước thuốc chia 3 phần uống trong ngày sau ăn.

Sống đời

Cây Sống đời hay còn gọi là cây Lá bỏng. Loài cây này được nhiều gia đình sử dụng để làm cây cảnh vì chúng có hoa rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên, loại cây này còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Để hiểu rõ hơn về công dụng loại cây này và một số bài thuốc hãy tham khảo sau đây:

9 10
  • Điều trị đau mỏi xương khớp, đau lưng: Lấy vài lá Sống đời loại to đem hơ trên bếp than cho nóng, đắp vào nơi bị đau. Sau khoảng vài phút lá sẽ hết nóng, bạn có thể nướng lại rồi tiếp tục chườm trong khoảng 15 phút. Lặp lại vài lần trong ngày có tác dụng giảm sưng, xoa dịu cơn đau. Khi thực hiện nên cẩn thận canh chỉnh nhiệt độ để không bị bỏng da.
  • Điều trị bệnh kiết lỵ, bệnh trĩ: Kết hợp 20g lá Sống đời với 20g cây mã xỉ hiện (còn gọi là rau sam ). Cả hai đem sắc nước chia làm 3 lần uống hoặc nhai nuốt nước có tác dụng chữa bệnh trĩ, bệnh kiết lỵ
  • Chữa rết cắn, bỏng bô, bỏng nước sôi, đánh tan máu bầm, làm mau lành chấn thương do tai nạn: Hái lá Sống đời tươi lượng tùy theo diện tích khu vực cần điều trị. Rửa sạch với nước muối, giã đắp trực tiếp vào tổn thương.
  • Giải rượu cho các trường hợp bị say rượu:  Hái 10 lá Sống đời cho đối tượng cần dùng ăn sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau khoảng 10 phút dùng thuốc.
10 1
  • Trị đại tiện ra máu: Kết hợp 30g lá Sống đời với 10g ngải diệp, 10g lá bá tử nhân (sao), 10g cỏ nhọ nồi (cỏ mực ). Sắc 1 thang chia vài lần uống trong ngày.
  • Chữa hôi nách: Hái 3 – 4 lá Sống đời tươi đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước và bã để riêng. Phần nước dùng uống, bã giữ lại xoa vào nách để khoảng 10 phút rồi rửa bằng nước cho sạch. Áp dụng bài thuốc chữa hôi nách này mỗi ngày 1 lần sau khi vừa tắm xong để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Dương xỉ

Cây Dương xỉ được biết đến như một chiếc máy lọc không khí, loại bỏ những chất độc hại, mang lại bầu không khí trong lành, sạch sẽ, thoáng mát trong ngày nay. Bên cạnh đó, cây Dương xỉ còn có tính chất dược liệu và được sử dụng trong Đông y. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách chữa bệnh từ loại cây này nhé!

11 4
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phong, nhức mỏi, khó cử động: Dùng theo liều lượng bao gồm: 20g Dương xỉ, 16g Ý dĩ và 8g mộc qua. Mỗi lần sắc thuốc lấy khoảng 200ml để sắc, xong chia làm thành 2 lần uống.
  • Hỗ trợ chữa bạch biến, lang ben: Dùng lá Dương xỉ rửa sạch và phơi khô và giã nhuyễn thành bột. Dùng bột Dương xỉ trộn với 120ml kem dưỡng da, liều lượng khoảng 5g bột Dương xỉ là được.
  • Hỗ trợ chữa đau lưng, mỏi gối: Mỗi lần dùng khoảng 20g Dương xỉ, 10g đỗ trọng, 10g thục địa, 750ml nước, 8-10g dây tơ hồng (đã sao) rồi sắc lấy 200ml. Nên uống vào trước mỗi bữa ăn để gia tăng tác dụng.

Lưỡi hổ

Cây Lưỡi hổ hay còn gọi cây Lưỡi cọp hay Vĩ hổ. Cây Lưỡi hổ thường được dùng để trang trí nhà vì ý nghĩa phong thuỷ của cây. Nhiều người biết đến loại cây này, tuy nhiên tác dụng chữa bệnh của cây Lưỡi hổ không phải ai cũng biết. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu công dụng trong việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhé!

12 6
  • Chữa viêm tai giữa có chảy mủ: Dùng một ít lá Lưỡi hổ đã được làm sạch đem hơ trên ngọn lửa than cho héo dần. Sau đó giã cho nát và chắt lọc lấy phần nước. Dùng nước cất nhỏ vào tai bị tổn thương nhiều giọt. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
  • Chữa viêm họng, ho, khàn tiếng: Dùng 6 – 12 gram lá Lưỡi hổ, đem rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ. Dùng một ít để nhai với một ít muối rồi nuốt trôi từ từ. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Chữa bỏng: Dùng 2 – 3 lá Lưỡi hổ còn tươi, đem rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cắt lá thành đôi và lấy phần dịch có trong lá đem thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối trong nhiều ngày liền. Áp dụng điều trị đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng nước uống cho pha gel lá Lưỡi hổ mỗi ngày. Bệnh tình có thể thuyên giảm nếu kiên trì điều trị trong khoảng 1 tháng.
  • Chữa viêm da: Dùng 2 – 3 lá Lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch nhiều lần với nước, rồi cát thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem giã nát, chắt lọc lấy phần dịch để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng một ít để thoa lên vị trí bị viêm nhiễm, thực hiện mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, trước khi thoa chất dịch, người bệnh nên vệ sinh vùng da vị tổn thương bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm.
16 2
  • Điều trị bệnh sỏi thận: Dùng một lượng lá Lưỡi hổ vừa đủ, đem rửa sạch nhiều lần với nước. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào máy ép để ép lấy nước để dùng. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để loại bỏ và tống những viên sỏi ra khỏi thận.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa: Dùng 2 – 3 lá Lưỡi hổ, đem đi rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cho những lá cây vừa được chuẩn bị vào máy ép để ép lấy nước. Dùng 2 – 3 lần mỗi tuần, kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình dần được thuyên giảm.
  • Chữa chứng ợ hơi, chứng khó tiêu: Dùng một nắm lá Lưỡi hổ đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi ép lấy phần nước, loại bỏ phần cặn bã. Sử dụng mỗi ngày để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu.
  • Giúp làm dịu các cơn hen suyễn: Dùng 2 – 3 lá Lưỡi hổ còn tươi, đem đi rửa sạch rồi cắt thành đôi để lấy phần dịch bên trong hòa cùng với một ít nước nóng. Người bệnh sử dụng để xông mũi, hít hơi đều và từ từ để mũi được thông thoáng. Thực hiện mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện khi bệnh lý có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Chữa hôi miệng, sâu răng, giảm tình trạng chạy máu chân răng: Đem 2 – 3 lá Lưỡi hổ rửa sạch nhiều lần với nước lọc để loại bỏ bụi bẩn. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt để súc miệng mỗi ngày đều đặn mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì điều trị mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị cao.

————–

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SCULPTURE

  • Địa chỉ: Số 1, Đường N3, Khu phố Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 08 1234 7878
  • Email: info@greensculpture.vn
  • Website: www.greensculpture.vn