Đặc điểm cây hồng yến
Cây hồng yến thuộc cây thân thảo, thường mọc thành bụi. Cây có chiều cao khoảng 30 – 40cm, thượng mọc thành bụi.
Lá của cây có hình trứng ngược, oval thuôn nhọn về đầu. Điểm nổi bật là vệt xanh trên lá, và mặt sau có màu hồng đậm. Cây có hoa quanh năm và có hình ống, quả của cây nhỏ và chỉ có một hạt. Rễ của cây khá khỏe mạnh, ăn sâu vào đất.
Công dụng cây hồng yến
Công dụng làm cây trang trí: Cây hồng yến này bề ngoài nhìn rất nổi với màu đỏ tía trộn với màu xanh đậm tạo nên nét huyền bí và khá đặc sắc. Cây rất phù hợp với tiểu cảnh sân vườn, trồng phủ nền trang trí ngoại thật. Kể cả khi trồng trong chậu trang trí nội thất hay ban công cây cũng rất tuyệt vời.
Ý nghĩa phong thủy cây hồng yến
Cây hồng yến với khả năng lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh và màu đỏ tía xanh đặc trưng thể hiện cho ý chí kiên cường, bất khuất luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Màu đỏ xanh cũng là màu của hi vọng, của may mắn nữa.
Cách trồng cây hồng yến
Cây được nhân giống bằng cách tách bụi, có tốc độ sinh trưởng nhanh từ một nhánh có thể sau một thời gian đã trở thành bụi lớn
Cách chăm sóc cây hồng yến:
Đất trồng: Bạn nên trồng cây ở đất tơi xốp và thoát hơi nước tốt. Tốt nhất là đất than bùn.
- Ánh sáng: Cây ưa bóng bán phần và ánh sáng gián tiếp, nên chú ý trồng cây ở khu vực có ánh sáng chiếu trực tiếp ít, râm mát.
- Tưới nước: Cây sinh trưởng nhanh, nhu cầu nước lớn nên chú ý tưới nhiều nước và đều đặn cho cây, tốt nhất là ngày tưới 1 lần.
- Nhiệt độ: Cây chuối hoàng yến chịu nóng kém, lạnh tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho nó là từ 17-29 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm, độ ẩm ưa thích của cây là từ 60-85%
- Phân bón: bạn nên bón phân cho cây đều đặn với các lại phân bón dạng lỏng trong mùa hè và mùa xuân.
- Sâu bệnh: Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.