Cây được trồng phổ biến tại Việt Nam, cây có thân thảo, lá đỏ viền xanh, chiều cao trung bình của cây chừng 35 -50 cm. Cây có rễ chùm
Cây phú quý có thể trồng trên cạn hay thủy sinh, thông thường giới văn phòng chọn cây này làm vật trang trí trên bàn làm việc. Cây ưa bóng râm và kị ánh nắng trực tiếp, nếu bạn muốn cây ra hoa thì cho cây đủ ánh nắng vì khi cây ra hoa có ý nghĩa là cát tường, tài lộc đến.
Ngoài làm trang trí trong nhà hay văn phòng do mang ý nghĩa tốt lành
Nguyên liệu: Chậu cây, đất tơi xốp (gồm xơ dừa, trấu, đất thịt hay đất hữu cơ), cây phú quý giống.
Cách trồng:
Đầu tiên, cho đất vào chậu cây và đào một cái lỗ chính giữa.
Sau đó, bạn cho cây vào lỗ và lấp đất lại.
Cuối cùng, bạn tưới phun sương cho cây để tạo độ ẩm.
Cách trồng:
Đầu tiên, bạn cắt những rễ cây bị thối, hư. Nếu bạn lấy cây từ trong đất thì rửa sạch rễ.
Sau đó, bạn cho cây vào chính giữa chậu và cho nước vào cùng vài giọt dung dịch thủy sinh theo tỷ lệ hợp lý, đổ nước ngập đủ phần rễ để tránh cây bị úng nước.
Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng cho sỏi vào vừa để cố định phần gốc vừa tăng thẩm mỹ.
Cây phú quý bị bệnh thì cắt bỏ đi phần lá bị sâu là được.
Nếu bạn trồng chậu đất thì tưới nước thường xuyên 2 – 3 lần/ngày để duy trì độ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.
Còn trồng thủy sinh thì 3 ngày thay nước 1 lần để tránh lăng quăng, rêu bám.
Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùn quế hay phân NPK, phân hữu cơ đối với cây trong chậu hay ngoài vườn, tần suất 1 tháng/lần. Còn cây thủy sinh thì chỉ cần vài giọt dung dịch dinh dưỡng là được.
Bạn có thể trang trí xung quanh chậu thủy sinh vài bức tượng nhỏ hay nuôi cá bảy màu để ăn lăng quăng.