Nên trồng loại cây gì trong nhà bếp để giúp khử mùi hiệu quả hay đặt cây gì thì hợp phong thủy đây? Các tiêu chí để lựa chọn một loại cây đặt trong nhà bếp thường là dễ trồng, có sức sống tốt, đa năng vừa có thể ăn được, có thể sơ cứu khi bị bỏng, vừa có tác dụng thanh lọc không khí, có hương thơm dịu nhẹ để khử mùi. Hãy tham khảo 9 loại cây trồng trong nhà bếp dưới đây nhé.
Công dụng của việc trồng cây xanh trong nhà bếp
Phòng bếp là nơi chế biến những thực phẩm thơm ngon cho cả gia đình cũng là nơi tồn đọng nhiều mùi hoi do rác thải, thực phẩm,…. Và cách vừa an toàn lại hiệu quả trong việc khử mùi hôi, thanh lọc không khí và tạo vẻ đẹp cho căn phòng chính là trồng cây xanh.
Việc sử dụng cây xanh trong nhà bếp không chỉ giúp khử mùi hôi hiệu quả, tăng sự cuốn hút cho gian bếp mà còn cực kỳ phù hợp với phong thủy của gia chủ.
Bạn có thể đặt các chậu cây xanh ở nhiều khu vực khác nhau trong nhà, nhưng tuyệt đối đừng bỏ lỡ gian bếp nhà mình nhé. Cây trồng trong nhà bếp sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:
- Hút mùi hôi hiệu quả
- Loại bỏ các chất khí độc hại
- Xua đuổi muỗi và nhiều loại côn trùng khác
- Tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp
- Bảo vệ sức khỏe của cả gia đình
- Ý nghĩa về mặt phong thủy
9 loại cây trồng hữu ích trong nhà bếp giúp khử mùi và hợp phong thủy
Một số loại cây trồng trong nhà bếp phù hợp có thể kể đến như nha đam, húng quế, trầu bà, rau tần……
Cây Húng Quế
Cây húng quế là một trong những loại cây trồng trong nhà bếp mà bạn không nên bỏ qua. Đây cũng là một loại thuốc trong Đông Y với công dụng làm gia vị cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và chữa được một số căn bệnh thông thường như cảm mạo, lợi tiểu, khó tiêu, giảm tiết mồ hôi,…Không những vậy với mùi hương đặc trưng của mình, Húng Quế còn có khả năng trừ khử mùi hôi trong nhà bếp cực kỳ hiệu quả.
Mùi hương từ cây húng quế giúp thư giãn, giải tỏa stress. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng xua muỗi, đuổi ruồi hiệu quả. Cây ưa nhiều nắng, thích hợp trồng gần cửa sổ nhà bếp.
Về giá trị phong thủy, cây Húng Quế có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với gia chủ, nó giúp đem đến sự may mắn, phát tài phát lộc. Nhưng bạn nên chọn những loại Húng Quế dài, bản to, thân cao thẳng thay vì loại tròn, thân nhỏ nhé!
Cây Dây Nhện
Cây nhện được ví như một máy lọc không khí tự nhiên, giúp loại bỏ mùi, khói và các chất ô nhiễm từ môi trường. Theo NASA loài cây này còn có khả năng hấp thụ thêm hệ thống các tia bức xạ. Nhất là những tia xuất phát từ các thiết bị điện tử, chẳng hạn như aldehyde formic. Hơn nữa khả năng hút khí CO2 của cây cũng được đánh giá rất cao và nằm trong danh sách các cây hút độc tốt.
Bạn có thể để chậu cây này ở bất cứ nơi đâu trong nhà bếp của bạn, như ngay cạnh cửa sổ, trên bàn ăn, trên kệ tủ…..
Cây Hương Thảo
Cây Hương Thảo là cây trồng trong nhà bếp hợp phong thủy, thân cây mọc thẳng đứng, lá nhỏ và dài khá giống với chiếc đũa, hoa của nó có màu tím và mùi hương thơm ngát. Nó cũng là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn được chế biến bằng cách nướng giúp tăng hương vị cho món ăn. Trồng một chậu cây này trong nhà bếp sẽ giúp cho bạn loại bỏ được mùi hôi khó chịu và xua đuổi côn trùng một cách hiệu quả.
Vậy bạn có biết về mặt phong thủy nó biểu tượng cho điều gì không? Cây Hương Thảo là biểu tượng cho sự trung thành, luôn hướng về nhau, đặt trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình thêm thương yêu, hòa thuận với nhau hơn.
Cây Hoa Nhài
Hoa Nhài là một trong những cây trồng trong nhà bếp giúp khử mùi hiệu quả lại còn mang theo sắc trắng tinh khôi, mùi hương thơm ngát làm say đắm lòng người. Bởi vậy mà người ta thường sử dụng nó để ướp trà. Gian bếp nhà bạn sẽ được lấp đầy bằng hương hoa thoang thoảng, khi nấu ăn trong một thời gian dài cũng không còn cảm thấy khó chịu nữa.
Về quan niệm phong thủy, cây Hoa Nhài là biểu tượng của cái đẹp, sự ngọt ngào và lòng chung thủy sắt son. Chính vì vậy mà trong những gia đình mới cưới nên có chậu Hoa Nhài để tăng thêm tình thương yêu nhau.
Cây Lưỡi Hổ
Lá của cây Lưỡi Hổ có hình dáng như những thanh đao bén nhọn, theo phong thủy thì chúng có thể xua đuổi tà mà và quỷ dữ. Vì vậy, nó là một loại cây trồng trong nhà bếp tuyệt đối không thể bỏ qua. Hơn nữa, nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng loại cây này có khả năng hấp thụ lên tới 107 loại độc tố khác nhau, trả lại không khí trong lành cho nhà bếp nói riêng và cho cả ngôi nhà nói chung.
Cây Trầu Bà
Trầu bà là loại cây trồng trong nhà bếp rất dễ chăm sóc và có khả năng lọc không khí rất tố. Trầu bà sinh trưởng tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có tác dụng lọc không khí, loại bỏ các hợp chất có hại cho sức khỏe như aldehyde formic, monoxide de carbone, benzene, toluene.
Cây Thường Xuân
Cây thường xuân là một lựa chọn cây trồng trong nhà bếp phổ biến. Cây thường xuân ưa sáng, thích hợp đặt cạnh cửa sổ nhà bếp hoặc trên bồn rửa. Ngoài tác dụng tạo mảng xanh cho nhà bếp, cây thường xuân giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà như formaldehyde, benzen, nấm mốc và vi khuẩn.
Cây Lan Ý
Nếu bạn đang chọn cây trồng phù hợp trong nhà bếp thì đừng quên Lan ý. Cây Lan ý giúp khử mùi hôi trong nhà bếp bằng một chậu Lan Ý sẽ là ý tưởng không tồi để khử các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde, benzene và trichloroethylene.
Lan Ý cũng là một loại cây phong thủy trong nhà bếp hợp với những người mang mệnh Kim, nó đem đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Các chị em nội trợ nên đặt ngay một chậu Lan Ý nhỏ xinh vào không gian nấu nướng của mình, vừa để làm đẹp, vừa cải thiện mùi khó chịu bên trong nhà bếp nhé!
Cây Nha Đam
Nha đam là một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt. Ngoài tác dụng thanh lọc không khí, nha đam rất hữu ích khi bạn bị bỏng. Gọt vỏ, lấy phần thịt nha đam xoa lên vết bỏng giúp làm dịu vết bỏng và mau hồi phục.
Trồng nha đam ở trong chậu không chỉ giúp cho căn bếp của các bà nội trợ trở nên tươi mới hơn mà còn rất phù hợp cho việc chăm sóc da dẻ, làm thực phẩm bổ dưỡng. Là một loại cây mọng nước, ứng dụng của nha đam rất phù hợp để làm một số món tráng miệng, giải khát và ngoài ra còn tác dụng làm đẹp khi đắp da mặt thường xuyên.
Ngoài ra, nha đam là loại thực vật dễ chăm sóc, tất cả những gì bạn cần làm là trồng ở trong chậu và đặt ở khung cửa sổ bếp giúp cây dễ dàng hấp thụ ánh nắng. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là không nên tưới nước quá nhiều sẽ bị ngập úng.