ĐẶC ĐIỂM
– Cây Diễm châu thuộc dạng cây thân gỗ lâu năm, nếu mọc tự nhiên nó có thể cao 90 – 180cm, còn thông thường chỉ cao khoảng 30 – 40cm.
– Thân: Cây tròn nhỏ, có màu xanh hoặc nâu, có lông bao quanh.
– Lá: Diễm chậu có hình elip hoặc hình giáo, dài khoảng 13cm, màu xanh lá cây đậm. Lá có lông và gân lá sâu.
– Hoa: Diễm châu là một cụm tròn rộng 10cm bao gồm nhiều bông hoa hình ngôi sao mọc thẳng đứng trên đỉnh, hoa có 5 cánh tràng. Hiện nay trên thị trường, hoa diễm châu có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, tím hoặc hồng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
– Ánh sáng: cây thuộc loại cây ưa nắng và chịu bóng bán phần, ở những nơi nắng đẹp vừa đủ, hoa sẽ nở nhiều, to và đẹp hơn.
– Ẩm độ: cần trồng cây nơi có độ ẩm không khí và độ ẩm đất tốt.
– Đất trồng: nhu cầu đất của cây khá cao, đất phải tơi xốp và thoáng khí, thoáng gió, chống úng, chống ngạc rễ. Công thức đất nên dùng là 5 đất thịt sạch + 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 2 xỉ than (đập hạt nhỏ, sàng bỏ hột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3 kg/khối hỗn hợp trên).
– Lượng nước: tưới nước đầy đủ cho cây. Không để cây quá khô hoặc quá ẩm. Hàng ngày nên tưới vào buổi sáng, trời quá nắng thì nên tưới thêm buổi chiều.
– Phân bón: cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên 1 tháng nên bổ sung phân bón cho cây 1 lần, khi cây xấu yếu thì có thể hòa phân nhả chậm tưới vào gốc cây.
Bón phân 50ppm nito từ 15-0-15 hoặc 15-5-15 ngay khi rễ mọc lên. Khi lá mầm nở rộng, tăng lượng phân bón từ 50 – 700ppm nito. Sử dụng công thức 20-10-20 với các loại phân bón khác chỉ khi cây phát triển chậm. Suốt giai đoạn 3, tăng lượng phân bón từ 100 đến 150ppm để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây con. Duy trì độ EC của đất trồng từ 1.0 đến 1.5 mmhos/cm (1:2). Nếu độ pH của đất xuống dưới 6.0 thì cây sẽ bị nhiễm độc tố sắt nghiêm trọng và cây phát triển chậm lại hoặc ngừng hẳn. Thỉnh thoảng CaNO3 sẽ giúp giảm tình trạng độ pH tụt xuống.
– Kích thích tăng trưởng: Đầu tiên phải kiểm soát tăng trưởng bằng chế đô xử lý nước tưới (giữ cây hơi khô). dinh dưỡng và môi trường. Giảm đến mức tối thiểu lượng phân bón photpho để tránh làm cây con dài ra. Nếu cần thiết, có thể áp dụng Cycocel 500 ppm (dạng xịt) khoảng 5 – 6 tuần sau khi gieo hạt.
Các vấn đề thường gặp ở cây hoa Diễm châu:
– Côn trùng: Cây thường bị rệp vừng, bọ trĩ tấn công
– Bệnh dịch:
+ Bệnh hư rễ: Rễ mềm, xốp, có màu nâu. Cần bơm vào cây Subdue, Banrot, Truban hay hỗn hợp tương tự.
+ Rhizoctonnia: Thương tổn màu nâu trên cành hoặc các phần của cây khi không khí bị tù đọng. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ tạo thành những chỗ loét thối mục bao quanh cành cây, làm héo và giết chết phần đó của cây. Cần tăng lượng không khí lưu thông và xịt thuốc diệt nấm Daconil.
– Ngộ độc sắt: Lượng sắt dư thừa hay độ pH dưới 6.2 sẽ làm viền lá bị cháy, cần tăng lượng pH bằng cách thêm vôi.
– Thiếu Magie: Nếu không sử dụng magie thì phần tĩnh mạch của những chiếc lá sẽ bị úa vàng, làm chậm thời gian ra hoa. Cần sử dụng phân bón có chứa magie trong suốt thời gian phát triển vụ mùa sớm.
– Sự phát triển hoa kém: Nhiệt độ thấp sẽ làm hoa phát triển không đồng nhất hoặc nở chậm.