Những tác dụng của cây Lô hội đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Chúng ta thường biết đến cây Lô hội với công dụng tuyệt vời cho sắc đẹp, ít ai biết rằng cây Lô hội lại rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Green Sculpture tìm hiểu kỹ hơn về các công dụng của cây Lô hội trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Đặc điểm cây Lô hội

Cây Lô hội hay thường gọi là cây Nha đam, tên khoa học của cây là Aloe vera.

Lô hội là 1 loại cây thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao khoảng 40 – 80cm. Lá của cây Lô hội khá mập và mọng nước, màu xanh lục mọc sát nhau. Lá không có cuống, mẫm, dày. Có hình ba cạnh, mép lá dày và có răng cưa thô, lá phát triển từ gốc lên.

1 22

Mỗi cây Lô hội có khoảng 10-20 lá. Lá thường mọc thẳng đứng, hơi xòe ra thành đóa giống như hoa hồng. Mỗi lá có chiều rộng 5 – 7cm, chiều cao 30 – 50cm. Đỉnh lá thường nhọn, có gai cứng màu vàng tầm 2mm, phiến đỉnh có màu hơi hồng.

Hoa của cây Lô hội có màu vàng lục hoặc phớt hồng. Hoa thường mọc ở trung tâm của bó lá, mọc thành từng chùm dài. Mùa hè và thu là thời điểm hoa nở. Quả Lô hội ban đầu có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng. Quả nang hình bầu dục, bên trong của quả có chứa nhiều hạt. Mỗi hạt có chiều dài 7mm, màu nâu đậm, có cánh.

Những thành phần hóa học của cây Lô hội (Nha đam)

Chất nhựa trong suốt trong Nha đam khi cô đặc lại có màu đen. Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá Nha đam, cho thấy một số chất sau:

2 19
  • Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr).
  • Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axit gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non.
  • Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza….
  • Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…

Tác dụng của cây Lô hội

Trong Đông Y, Lô hội được sử dụng rất nhiều như một loại thuốc tốt cho sức khỏe. Lô hội có vị đắng và tính mát. Do vậy, nó thường được sử dụng như một loại thuốc giúp thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Làm mát trong người, nhuận tràng.

Cây Lô hội  (Nha đam) rất hữu ích cho sức khỏe chúng ta
Cây Lô hội (Nha đam) rất hữu ích cho sức khỏe chúng ta

Bên cạnh đó, nó cũng có thể được dùng để chữa nhiều bệnh nghiêm trọng hơn như đau đầu, đau dạ dày, viếm tá tràng, kinh giản… Một lưu ý đặc biệt là phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng các sản phẩm từ Lô hội.

Lô hội là một phương thuốc có thể trị nhiều bệnh như:

  • Chữa bệnh đau đầu, chóng mặt: Lấy Lô hội với một lượng là 20g, lá dâu 20 gam, hoa đại 20g. Nấu tất cả chung với nước và chia làm 2 đến 3 lần để uống trong ngày.
  • Chữa bệnh tiểu đường: Lấy lá Lô hội 20g để uống luôn trực tiếp hoặc nấu với nước uống. Uống liên tục lâu dài với một lượng vừa đủ.
  • Chữa ho đờm: Lấy Lô hội 200g rồi lột vỏ ở bên ngoài đi và lấy phần bên trong mang đi rửa sạch cho hết chất dính. Đun chung với một lượng nước vừa đủ và uống trong ngày.
  • Chữa ho ra máu: Lấy hoa Lô hội khô 12-20g và nấu chung với nước để uống trong ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng đáng kể.
Cây Lô hội có tác dụng trong việc điều trị các bệnh
Cây Lô hội có tác dụng trong việc điều trị các bệnh
  • Trị viêm loét tá tràng: Lấy Lô hội 20g, cùng bột nghệ vàng tán mịn 12g, dạ 20g, cam thảo 6g. Sắc tất cả chôc dược liệu trên với nước và chia ra uống 2 đến 3 lần trong ngày. Trong trường hợp liên tục bị ợ chua, có thể giảm thiểu tình trạng bằng cách cho thêm vào mai mực tán bột với một lượng 10g. Chiêu cùng với nước thuốc đó. Kiên trì uống trong 15-20 ngày sẽ thấy đỡ hẳn, tá tràng hoạt động tốt hơn.
  • Trị vết bỏng: Do Lô hội có tính mát nên nó giúp các vết bỏng dịu rất nhanh. Ngay khi bị bỏng, cắt một lát Lô hội mỏng và đắp vào vết thương sẽ làm nó bớt đỏ và giảm nguy cơ nổi mọng nước.
  • Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Với vùng da bị mẩn ngứa và dị ứng, lấy gel Lô hội bôi lên sau khi đã thấm qua với nước ấm nóng.
  • Chữa quai bị: Với vùng sưng đau do quai bị, lấy lá Lô hội rửa sạch, giã nát ra rồi đắp lên. Cùng với đó lấy nước nấu chung với lá lô hội khoảng 20g và chia ra làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa táo bón: Lấy Lô hội 20 gam cùng với 0, 5l nước xay nhỏ ra và chia ra uống 2 đến 3 lần trong ngày. Hoặc cũng có thể ăn lá Lô hội khi còn tươi.
  • Trị mụn: Có thể lấy lá Lô hội giã nát ra và đắp lên vết mụn hoặc lấy phần dịch bên trong lá Lô hội tươi để xoa vào chỗ bị mụn. Làm mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết mụn.
Hình ảnh cây Lô hội trị mụn
Hình ảnh cây Lô hội trị mụn

Cây Lô hội chữa bệnh ung thư?

Là một trong những loài cây thuốc dân gian có nhiều tác dụng chữa bệnh. Và một trong số đó là căn bệnh quái ác ung thư, với Lô hội. Các bạn có thể sử dụng để phòng chống cũng như điều trị một cố căn bệnh ung thư. Và đặc biệt cây Lô hội có các dụng đặc trị với các căn bệnh sau đây:

Phòng chống bệnh ung thư

Để phòng chống các bệnh ung thư các bạn sử dụng bằng cách. Dùng 20g lá Lô hội, sau đó tiến hành sắc uống trong ngày hoặc có thể uống sống. Với bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư một cách hiệu quả.

3 21

Điều trị ung thư đại tràng

Các bạn có thể xem thêm về căn bệnh ung thư đại tràng tại đây. Với căn bệnh này, các bạn có thể sử dụng cây lô hội để điều trị bằng cách sử dụng theo liều lượng sau đây:

  • 20g lô hội
  • 15g chu sa
  • Dùng rượu để làm viên

Các bạn có thể sử dụng uống 4g mỗi ngày cùng với rượu để điều trị bệnh ung thư đại tràng một cách hiệu quả.

Chữa u não

Nguyên liệu bao gồm: 15g Lô hội, 15g thanh đại, 15g đại hoàng, 12g long nha thảo, 20g đương quy, 6g hoàng liên, 10g chi sử, 6g hoàng cầm, 4g hoàng bá, 6g mộc hương, 2g xạ hương

Với các thành phần trên, các bạn tiến hành tán thành bột và uống mỗi lầ từ 8-12g. Và mỗi ngày uống 2 lần để đảm bảo hiệu quả nhất.

Những lưu ý khi sử dụng cây Lô hội

Tránh sử dụng nha đam không nguyên chất

Nước Lô hội không màu và chứa ít anthraquinone rất tốt cho sức khỏe người dùng. Nếu bạn sử dụng nước Lô hội nguyên chất trong thời gian dài sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với cơ thể.

Tuy nhiên, đối với một số loại nước Lô hội không nguyên chất và có màu, khi bổ sung cho cơ thể có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như tiêu chảy, u tuyến ruột kết (u lành tính), dễ bị chuột rút và ung thư ruột kết,… Vì vậy người dùng cần tránh uống các loại nước Lô hội không nguyên chất.

Loại bỏ phần nhựa vàng khi sử dụng

Hình ảnh loại bỏ nhựa vàng cây Lô hội
Hình ảnh loại bỏ nhựa vàng cây Lô hội

Lớp vỏ bên ngoài của lá Lô hội, đặc biệt là lớp nhựa có màu vàng có thể gây độc cho cơ thể người dùng. Nếu bạn sử dụng Lô hội để chế biến thành món ăn hay các loại nước uống thì nên chú ý loại bỏ phần nhựa vàng này đi nhé.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam

Phụ nữ mang thai, cần cân nhắc sử dụng Lô hội vì chúng thuộc loại thực phẩm gây hại cho đứa bé trong bụng. Một số trường hợp có thể dẫn tới trẻ bị khuyết tật hoặc chẳng may bị sảy thai.

Người đang dùng thuốc nhuận tràng cần cẩn trọng

Trong cây Lô hội có chứa thành phần tốt cho việc nhuận tràng, do đó những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị nhuận tràng không nên sử dụng Lô hội, đề phòng gây tổn thương tới chức năng của thận và gan.

Cây Lô hội (Nha đam) đem lại sức khỏe tốt cho mọi gia đình
Cây Lô hội (Nha đam) đem lại sức khỏe tốt cho mọi gia đình

Với những gợi ý trên, hy vọng các bạn đã biết cách sử dụng Lô hội như thế nào đúng cách để nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất tại nhà. Theo dõi những bài viết khác trên website của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể nhé!

———————–

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SCULPTURE

  • Địa chỉ: Số 1, Đường N3, Khu phố Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 08 1234 7878
  • Email: [email protected]
  • Website: www.greensculpture.vn