Những loại cây vừa làm cảnh trong vườn nhà vừa thuốc chữa bệnh (Phần 1)

Green Sculpture xin giới thiệu với các bạn một số loại cây vừa được chọn làm cây cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh như: cây Lộc vừng, Lẻ bạn, Hoa Sen, Đinh lăng,… là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh thường gặp như ho, sốt, đau dạ dày, mẩn ngứa hay mất ngủ. Những loại cây này dễ sống nên chúng ta có thể trồng rộng rãi trong sân vườn nhà.

Lộc vừng

Cây Lộc vừng còn có tên gọi khác: cây Chiếc, cây Mưng, cây rau Vừng là loài cây cảnh được trồng phổ biến ở các khu phố và khuôn viên nhà để làm đẹp và mang lại phong thủy tốt lành cho gia chủ. Nhưng ít ai biết, loài cây này là một trong những vị thuốc chữa bệnh được dùng nhiều trong Y học cổ truyền. Hãy cùng nhau tìm hiểu công dụng trong việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt:

2 4
  • Hỗ trợ chữa bệnh chàm: Dùng quả Lộc vừng xanh để ép lấy nước và bôi lên vùng bị chàm.
  • Hỗ trợ chữa đau răng: Sử dụng quả Lộc vừng xanh đem giã nát và ngâm cùng với rượu trong 1 tháng. Dùng nước rượu này để ngậm mỗi ngày sẽ hỗ trợ chữa đau răng tốt.
  • Hỗ trợ trị tiêu chảy và sốt: Dùng phần vỏ thân cây Lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Đem rửa sạch và thái phiến rồi phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần sử dụng 6-16g vỏ sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Sử dụng 1 nắm lá Lộc vừng rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó vớt ra để cho ráo. Buổi tối trước khi ngủ lấy lá Lộc vừng nhai và nuốt nước, phần bả đắp lên vùng bị trĩ. Dùng băng cố định lại trong 15 phút rồi tháo ra và dùng nước rửa sạch. Thực hiện liên tục trong 7-10 ngày.
3
  • Tác dụng giải nhiệt, hạ sốt: Sử dụng rễ Lộc vừng, rửa sạch. Sau đó đem đi phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống. Có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.
  • Chữa cảm lạnh và đi tả: Sử dụng hạt Lộc vừng giã nhuyễn để lấy nước và kết hợp với nước ép gừng để uống.
  • Làm rau ăn: Lá Lộc vừng non còn có thể  hái về làm rau ăn sống hoặc nấu canh rất ngon.

Lược vàng

Cây Lược vàng còn có tên gọi khác là cây Lan vòi hay Lan rủ, loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều gia đình để vừa làm cảnh vừa khai thác dược liệu không thể thiếu cho mỗi gia đình.

5 3
  • Chữa đau dạ dày: Dùng cây Lược vàng + mật gấu trị ung thư dạ dày 50gr lá Lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ăn sống, ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.
  • Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá Lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).
  • Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá Lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
  • Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má sưng như lên quai bị… Dùng 3 lá Lược vàng nhai kỹ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm, trước khi nhai súc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết sưng, chân răng không đau nhức nữa.
4 3
  • Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng sưng tấy. Hái lá Lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà xát vào chỗ sưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức, vầng đỏ cũng không còn…
  • Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá Lược vàng nhai kỹ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…

Lẻ bạn

Cây Lẻ bạn có còn có những tên khác như Sò tím, Sò huyết,… Cây Lẻ bạn thường được trồng làm cảnh ở công viên, trong sân vườn,… Cây Lẻ bạn không kén vùng miền, tại Việt Nam, có thể bắt gặp thấy loài cây này ở ba miền.

7 1
  • Chữa ho do phế nhiệt, đờm đặc: Hoa Lẻ bạn 40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô 30g, cho vào ấm đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát uống làm một lần trong ngày, dùng liền 1 tuần.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khí quản: Hoa Lẻ bạn 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật ong 10g. Đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút. Để nguội, uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
  • Chữa cảm sốt, ho, đau đầu: Hoa Lẻ bạn 15g, rễ cây chòi mòi 10g, vỏ cây Kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. dùng liền 5 ngày.
6 3
  • Chữa bí tiểu tiện: Hoa Lẻ bạn 15g, Diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, sắc với 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình.

Đinh lăng

Cây Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm. Loài cây này được rất nhiều người lựa chọn trồng làm cây cảnh trước cửa nhà hoặc là trang trí phòng khách nhiều như vậy. Bởi nguồn năng lượng xanh phát từ cây Đinh lăng rất lớn, mang lại không khí trong lành, dễ chịu. Bên cạnh đó, cây Đinh lăng được coi là nhân sâm cho người nghèo bởi có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết công dụng của cây Đinh lăng đối vối sức khỏe chúng ta.

9
  • Chữa suy nhược cơ thể: Lấy rễ Đinh lăng phơi khô, thái mỏng, cho 0.5g với 100ml nước. Đun sôi lên trong 10 phút. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần để tăng cường sức khỏe.
  • Chữa tắc tia sữa ở mẹ bầu: Sắc 40g rễ Đinh lăng với 500ml nước. Mỗi ngày dùng 2-3 lần cho đến khi tình trạng tia sữa được cải thiện. Cây đinh lăng lợi sữa nên được nhiều mẹ sau sinh tin dùng.
  • Trị đau lưng mỏi gối: Dùng Đinh lăng, cây xấu hổ, cam thảo, cúc tần. Đem các nguyên liệu vào nước sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi đau nhức.
  • Chữa co giật ở trẻ nhỏ: Lấy lá Đinh lăng non hay già đều được, hạ thổ làm gối nằm hoặc lót dưới giường cho trẻ em nằm có tác dụng chữa co giật rất tốt.
8 2
  • Chữa ho suyễn lâu năm: Lấy các nguyên liệu rễ Đinh lăng, rau tần, đậu săng, nghệ vàng, tang bạch bì, xương bồ, gừng khô. Nấu nguyên liệu với nước cho cạn còn 250ml nước. Chia nước thuốc làm 2 lần uống, nên hâm lại nếu thuốc nguội, không để qua ngày hôm sau.
  • Cây đinh lăng ngâm rượu: Chuẩn bị 1kg thân Đinh lăng lá nhỏ và 5-7 lít rượu. Làm sạch thân đinh lăng, thái lát nhỏ và cho hết vào bình ngâm rượu, đổ rượu vào. Ngâm rượu ích nhất 6 tháng thì tác dụng chữa bệnh sẽ cao hơn.

Hoa Sen

Hoa Sen còn có tên gọi khác là Liên hoa. Sen còn được trồng làm tiểu cảnh sân vườn trang trí trước sân nhà, ban công, công ty, nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê,… Theo một số nguyên cứu cho thấy Sen còn có công dụng trong việc điều trị bệnh bảo vệ sức khỏe tốt cho chúng ta.

10
  • Chữa mất nước: Những người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể sẽ bị thiếu nước. Để chữa mất nước, lấy lá Sen non rửa sạch (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt), thái nhỏ. Ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.
  • Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Sao thơm 20-30g lá Sen, tán nhỏ rồi uống với nước. Hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml uống một lần trong ngày.
  • Chữa rối loạn mỡ máu: Lấy một lá Sen khô, sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa mất ngủ: 30g lá Sen loại bánh tẻ, rửa sạch. Thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống. Bài thuốc này có tác dụng lớn hơn tâm sen.
  • Chữa sốt xuất huyết: 40g lá Sen, 40g ngó Sen hoặc cỏ nhọ nồi, 30g rau má, 20g hạt mã đề, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều lượng của lá và ngó sen lên 50-60g.
11
  • Chữa ho ra máu và nôn ra máu: 30g lá Sen, 30g ngó sen, 30g sinh địa, 20g trắc bá, 20g ngải cứu, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
  • Chữa đau mắt: 10g lá Sen, 10g hoa hòe, 4g cúc hoa vàng, sắc uống chữa đau mắt. Bài thuốc này còn chữa cao huyết áp.

Cây Sung

Cây Sung là loài cây rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Lá Sung, quả Sung là thực phẩm rất được ưa chuộng. Vậy nhưng ít ai biết rằng các bộ phận khác của cây Sung cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

13 1
  • Trị đau đầu vùng thái dương: Nhựa Sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính, khoảng 3 cm, dán nhẹ vào 2 bên thái dương, sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt. Song song có thể ăn 20 – 30g lá Sung non, hoặc uống khoảng 5 ml nhựa Sung tươi, hòa với nước sôi để nguội.
  • Trị mụn nhọt, sưng đau: Lấy nhựa Sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt mới lên hoặc nơi chốc lở, sưng đau, ngày bôi 2 – 3 lần; hoặc dùng lá sung non, giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng, đỏ, nóng, đau, ngày vài lần.
  • Vỏ sung chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú: Vỏ Sung tươi, cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, lá bồ công anh tươi, lá phù dung tươi, mỗi thứ 20g, thêm ít muối ăn, giã nát, đắp vào nơi sưng đau. Ngày thay 2 lần thuốc.
  • Trị bỏng: Lấy các lá vú Sung, phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng, ngày nhiều lần.