ĐẶC ĐIỂM
– Lan Hồ Điệp có nhiều màu sắc như vàng, trắng, tím, đỏ, cam và nhiều màu độc đáo khác. Trong những gam màu đó, sắc trắng là một trong những màu rất được ưa thích.
– Lan Hồ Điệp trắng là cây đơn thân không có giả hành. Lá lan to bản và dày, mọc sát nhau ôm lấy thân cây. Lá có màu xanh đậm, mướt mát, mặt dưới của lá nhạt màu hơn mặt trên với gân chính nổi rõ.
– Cây có phát hoa dài mọc từ nách lá, chùm hoa nở luân phiên từng bông, hết cái này đến cái khác, nhìn đẹp tuyệt. Hoa có sắc trắng tinh khiết với 3 đài to tròn, hai cánh xoè rộng kín, môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trông giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm trắng xinh xắn đang bay lượn chập chờn. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây Lan Hồ Điệp, số lượng càng nhiều thì cây càng sung sức.
–Lan Hồ Điệp là loài có hoa rất lâu tàn, thường một chậu hoa có thể cho hoa từ 3-4 tháng, Lan Hồ Điệp trắng nếu được chăm sóc tốt hoa có thể kéo dài đến 6 tháng.
– Không quá kén chọn và hạn chế nơi trồng như hoa địa lan song Hồ Điệp cũng là một trong những giống lan có qui trình chăm sóc, thuần dưỡng đòi hỏi lắm công phu, tâm huyết của người trồng. Từ công đoạn tưới nước, bón phân đến việc phòng chống sâu bệnh hại cho cây luôn phải có sự tập trung và tâm huyết của người trồng.
CÔNG DỤNG
– Tiểu cảnh may mắn Lan Hồ Điệp hồng 5 cành dùng để trang trí mọi không gian nội thất. Ngoài ra, có thể làm quà tặng cho người thân, khách hàng, biếu cấp trên…
– Thiên nhiên luôn mang lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất. Khi có thêm những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chúng càng thêm cuốn hút. Tất cả đều có trong tiểu cảnh may mắn Lan Hồ Điệp hồng 5 cánh này.
– Màu hồng là màu của sự quyến rũ, năng lượng, sự giàu sang, sung túc, thịnh vượng, thành công. Đó cũng là màu của những cánh hoa Lan Hồ Điệp khoe sắc vàng tươi. Mỗi cành hoa lan hồ điệp vàng tủa thêm 2 nhánh nhỏ làm căn tràn cả chậu hoa, trông đầy đặn. Lại thêm cánh môi hồng điểm xuyến cho từng cánh hoa thêm phần sắc sảo.
– Lá của nhành Lan Hồ Điệp hồng to, mọc chắc khỏe bên dưới luôn là một phần quan trọng tạo nên nét cuốn hút cho cả nhành lan. Sự hiện diện của cây ngọc ngân, cây phú quý và cỏ may mắn tạo nên nhiều ý nghĩa cho sản phẩm. Luôn mang lại phú quý, thịnh vượng và may mắn cho người nhận.
CÁCH CHĂM SÓC
– Tưới nước: Việc tưới nước cho Lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau. Do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.
– Ánh sáng: Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt. Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,… Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp; vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn… Ánh sáng lý tưởng cho Lan Hồ Điệp phát triển tốt là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
– Nhiệt độ: Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29oC và nhiệt độ ban đêm là 13-18oC. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32oC. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16oC cho Lan Hồ Điệp liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.
– Ẩm độ: Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây Lan Hồ Điệp.
– Bón phân: Đối với Lan Hồ Điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè. Khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,…đây là các loại phân rất tốt cho cây.
Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn; nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.
– Sự thông thoáng: So với các loài lan khác, sự thông gió ở Lan Hồ Điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của Lan Hồ Điệp luôn khô ráo là ổn. Việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu Lan Hồ Điệp và không gian quanh chậu.
– Sâu bệnh hại
+ Lan Hồ Điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng; sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây bị xâm hại quá nặng.
+ Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn. Do đó luôn chú ý vệ sinh Lan Hồ Điệp, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho Lan Hồ Điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.
+ Để Lan Hồ Điệp luôn tươi sắc thì việc duy trì sức sống, sự khỏe mạnh của cây là điều quan trọng. Do đó cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc chậu hoa Lan Hồ Điệp để cây luôn đẹp nhé.