Chỉ còn hơn một tuần nữa thôi là chúng ta lại đón thêm một cái Tết nữa, và hoa Tết chắc hẳn là không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết. Nhiều người mang tâm lý hoa Tết đem 30 khi mà đã cận sát năm mới thì giá sẽ rẻ hơn nên thường đợi đến đêm 30 mới mua hoa chơi Tết. Bạn thấy sao về suy nghĩ này? hãy tham khảo góc nhìn của tác giả này để có một lựa chọn cho cái tết trọn vẹn nhất nhé.
Chắc hẳn mọi người ai cũng muốn có một cái Tết ấm áp.
Cách bạn ơi. XIN ĐỪNG…
– Đừng đi mua hoa, cây cảnh hôm 30 Tết nếu bạn có điều kiện mua trước đó. Mình muốn vui Tết, người nông dân cũng muốn vui, vậy thì cùng làm nhau vui nếu như bạn có điều kiện mua cây, hoa cảnh trước đó.
– Đừng đợi trưa 30, đừng đợi chiều 30, tối 30 thậm chí giao thừa xong… đi mua cho rẻ. Người trồng hoa quanh năm vất vả, chăm sóc tỷ mỉ, chu đáo, nhiều công đoạn lắm, đến khi cuối năm họ mang cả chăn màn ra chỗ bán ngủ canh suốt cả tuần, đứng giữa đường để bán dù thời tiết mưa, giá rét, đêm ngủ co ro trong bạt, trong khi bạn ngủ chăn ấm.
Vậy thì đừng tiếc trao nhau niềm vui, nụ cười cuối năm!
– Đừng để đến 30 Tết mới mua…Khi đó chỉ còn lại nước mắt, nỗi buồn và…Thà đập bỏ còn hơn bị…hôi của.
– Dù hoa năm nay thế nào hãy cùng sẻ chia để họ được tết ấm áp… Đừng đợi nữa…!
Khi màn đêm buông xuống, cảnh mành trời chiếu đất thật sự rất tội. Chúng ta mua hoa tết ủng hộ người nông dân bạn nhé!
Còn nhớ chiều 30 Tết năm ngoái, các tiểu thương bắt đầu giảm giá hoa Tết nhưng cuối cùng vẫn phải đập bỏ hoa.
Thậm chí nhiều loại hoa giảm giá đến hơn 60% so với trước đó nhưng vẫn không bán được. Ví dụ hoa cúc giảm giá từ 300.000 đồng/cặp, sau còn 100.000 đồng/cặp nhưng vẫn còn rất nhiều hoa trên vỉa hè mà không có người mua.
Quá giờ quy định, khi xe rác tới, nhiều người bán hoa đã ngậm ngùi tự đập bỏ chậu hoa, bẻ cành hoa… rồi quăng lên xe rác.
Thấy nhiều hoa đẹp bị bỏ, nhiều người dân tranh thủ xin hoa, “hôi hoa” thì bị chặn lại.
Một số người bán hoa phản ứng hay gắt với thói xin hoa. “Thà bán không hết tôi đập chứ không cho không ai. Hoa đã rẻ bèo như vậy rồi mà vẫn không mua, chỉ muốn xin thì ai mà chấp nhận”, một người bán hoa nói.
“Đa số người dân bây giờ đều đợi đến sáng và trưa 30 Tết họ mới mua vì thời điểm đó là giờ chót, nhà vườn sẽ bán thúng bán tháo nên tâm lý của người dân là không sợ hết hoa”, anh Phong (người bán hoa ở dọc công viên Hoàng Văn Thụ) nói.
“Tôi bán hoa Tết nhiều năm nay rồi, có nhiều khách đến mua hoa ngày 30 Tết nói ép giá nhưng tôi không bán, lúc đó họ nói rằng: “Không bán thì cũng đập bỏ thôi mà!” Nghĩ mà buồn, cũng đành phải bán rẻ để về quê hoặc mang cho người thân ở Sài Gòn này. Tôi cũng hiểu là cứ bán như thế sẽ khiến họ có tâm lý chờ đợi, sang năm lại còn vất vả hơn”, anh Trinh – bán tại công viên 23-9 chia sẻ.
Anh Hậu (người bán đào – quê Hải Dương) cho biết, anh mang từ Bắc vào hơn 200 cây đào lớn nhỏ từ hôm 21 tháng Chạp. Tuy nhiên, đến gần 11 giờ hôm nay, tính ra anh chỉ bán được khoảng 80 cây. Số còn lại khoảng 120 cây vẫn còn nằm tại chợ hoa và bán với giá 100.000 đồng/cây.
Theo anh Hậu, giá gốc của cây đào vào khoảng 1 triệu đồng một cây lớn, 350.000 đồng một cây nhỏ. Cái Tết vừa rồi anh lỗ vốn đến khoảng 600 triệu, chưa tính tiền vận chuyển và thuê mặt bằng.
“Tôi thà chấp nhận để xe rác nghiền nát hết, thà nhìn cây bỏ đi mà vẫn vui. Chứ tôi không muốn bán cây rẻ quá mức hay để người dân lại lấy mang về. Nếu làm như vậy, vô tình tạo thành thói quen, năm sau họ cũng lại làm như thế thì sao mà buôn bán được”, anh Hậu nói trong giây phút gần dọn dẹp đào để trả mặt bằng.
Vậy đó, nghe sót lắm. Một năm trồng cây nuôi kiểng, bán được một lần Tết chứ mấy ai hiểu. Rồi đến một ngày, làng nghề trồng hoa không còn được gìn giữ, bản sắc Sài Gòn sẽ buồn đến thế nào nếu vắng bóng hoa kiểng ngày xuân ?
Tổng hợp