10 loại cây chứa độc tố cần lưu ý khi trồng

Mới đây, vụ việc gây thương tiếc về một bé trai không qua khỏi vì loại cây cảnh nhà trồng không cấp cứu khiến nhiều người không khỏi thương tâm. Và trên thực tế có rất nhiều loại cây cảnh rất đẹp nhưng loại chứa độc tố mà bất kỳ ai cũng nên biết để tránh trường hợp đáng tiếc nêu trên. Dưới đây là 10 loại cây chứa độc tố cần lưu ý khi trồng, cùng Green Sculpture tìm hiểu nhé!

1. VẠN NIÊN THANH

Tên khoa học: Dieffenbachia cultivar

Loại cây này được ưa chuộng để trang trí nội thất trong nhà bởi đặc tính sinh trưởng tốt, thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc do môi trường hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.

Tuy nhiên, Vạn Niên Thanh cũng là loại cây chứa độc tố, cần cẩn thận với lá cây vì tinh thể Calcium Oxalate có trong lá sẽ gây cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa… khi vô tình ăn phải hoặc viêm da nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với lá.

Theo The New York Times, nếu ăn phải lá, thân hoặc rễ chắc chắn sẽ bị ngộ đôc. Nếu chạm vào và dụi lên mắt có thể gây mù lòa. Các triệu chứng khác có thể gặp như sùi bọt mép, phù miệng, lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong nếu nuốt phải lá của cây này.

10-loai-cay-chua-doc-to-can-luu-y-khi-trong

2. HOA ÔNG TIÊN

Tên khoa học: Hyacinth orientalis

Cây có tên chính thức là Dạ Lan Hương bởi nở vào ban đêm và rất thơm. Một tên gọi khác mà người yêu cây cảnh rất thích là hoa Tiên Ông, được đặt dựa vào đặc điểm rễ trắng muốt như râu của tiên ông. Tên khoa học của cây là Hyacinth orientalis (chi Hyacinthus), thuộc bộ Măng tây (Asparagales). Người ta chứng minh được, củ Tiên Ông có chứa độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

cay-chua-doc-to

3. HỒNG MÔN

Tên khoa học: Anthurium spp

Cây Hồng Môn có tên khoa học là Anthurium spp, thuộc họ Araceae (họ Ráy). Theo nghiên cứu của NASA, cây Hồng Môn thuộc top đầu các loài thực vật có thể lọc khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí. Cây rất tốt để trồng trong nhà thanh lọc không khí. Đồng thời cũng mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Dù lọc được khí độc nhưng bản thân cây lại là chất độc. Toàn thân cây Hồng Môn đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine. Nếu bình thường thì những chất này không gây ảnh hưởng gì đến chúng ta. Tuy nhiên, nếu trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì cần lưu ý khi trồng bởi nếu chúng ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây cũng gây ra bỏng rát họng, dạ dày và ruột. Lá hay hoa nếu nát dính vào da sẽ dễ tạo ban và rộp mụn nước.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

4. LƯỠI HỔ

Tên khoa học: Sansevieria trifasciata

Cây lưỡi hổ có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt. Cây lưỡi hổ có nhiều loại: Lưỡi hổ vàng, Lưỡi hổ đỏ, Lưỡi hổ vằn. Cây Lưỡi hổ khá dễ trồng cũng như dễ chăm sóc. Một chậu Lưỡi hổ đẹp sẽ mang lại cho ban công hay vườn cây nhà bạn những điểm mới lạ cũng như tạo được không gian thư giản, giảm stress sau một ngày làm việc cực nhọc.

Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam, nhưng nó vẫn có độc tính, nếu ăn nhiều và trực tiếp cây Lưỡi hổ sẽ gây ngộ độc. Không may nuốt hoặc nhai cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và người nào nhạy cảm sẽ có kích ứng da. Vì vậy, đây là cây trang trí có tác dụng bên ngoài chứ không sử dụng như một liều thuốc uống hay dùng trực tiếp, bạn nên lưu ý nếu nhà có trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ bẻ lá và nuốt phải.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

5. TRẠNG NGUYÊN

Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima

Cây hoa Trạng Nguyên có ý nghĩa phong thủy mang đến thành công, đỗ đạt và may mắn. Cây phù hợp làm cây cảnh văn phòng, quầy lễ tân, quầy thu ngân, cây cảnh để trước cửa nhà. Ở các nước phương tây cây Trạng Nguyên còn được gọi là cây giáng sinh vì cây thường nở hoa và dịp lễ tạ ơn, nên chúng có ý nghĩa rất đặc biệt và được nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên, những người bị dị ứng với nhựa mủ cao su, cũng nên cẩn thận với hoa trạng nguyên, vì theo một nghiên cứu của trường ĐH Y khoa Georgia (MCG), các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 40% người bị dị ứng với mủ cao su thì cũng dị ứng với hoa Trạng Nguyên. Hầu hết các loại phản ứng trực tiếp xảy ra khi bị dị ứng bao gồm chứng phát ban, thở khò khè, ngứa, muốn chảy nước mũi, khó thở và hạ huyết áp. Nhựa mủ là một đặc điểm chung của một số loài thực vật tiết ra những chất trắng lỏng đục giống như sữa.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

6. XƯƠNG RỒNG BÁC TIÊN

Tên khoa học: Euphorbia milii

Xương rồng bát tiên được coi là một loài cây đem mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ý nghĩa tốt lành trên ra, xương rồng bát tiên còn cực hữu hiệu trong việc xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, đem lại những vượng khí tốt vào nhà.

Cây có đa dạng về giống loài, thân cũng đa dạng màu sắc (xanh, nâu đỏ, tím, …) có nhựa mủ và gai chi chít trên thân. Chính những chiếc gai nhọn này có thể đâm vào tay gây trầy xước nếu không cẩn thận. Đồng thời, nhựa mủ của cây sẽ gây bỏng rát tay khi tiếp xúc. Những người trồng cây cần đeo bao tay kỹ lưỡng và rửa sạch tay nếu lỡ dính phải. Đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ nên tránh trồng cây này.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

7. KIM TIỀN

Tên khoa học:  Zamioculcas zamiifolia

Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, đây là loài cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt cây thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.

Ý nghĩa cây kim tiền: Theo như phong thủy, cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài, thân vươn cao, lá xanh hướng lên trên ý nghĩa như bàn tay hứng lộc trời cho, tức là tiến lên, đi lên, tiền bạc lúc nào cũng nhiều. Do đó mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ đúng như tên gọi của nó.

Cây Kim Tiền là cây phong thủy số một của các gia đình, trồng cầu mong may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, cần cân nhắc bởi trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt cũng ảnh hưởng xấu đến thị lực.

kim tien 1

8. VẠN TUẾ

Tên khoa học:  Cycas revoluta Thunb

Cây vạn tuế có lá dài mọc thành vòng và xanh quanh năm, cuống là có gai nhọn. Hoa vạn tuế rất đẹp quả có lớp vỏ ngoài mềm màu vàng nhạt hạt rất cứng. Vạn tuế không chỉ có hình dáng đẹp và trang trọng nó còn mang ý nghĩa về một sự nghiệp bền vững và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra vạn tuế còn giúp cân bằng khí âm dương phong thủy.

Tuy nhiên theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

Ghi chú: Hạt và ngọn thân có độc; khi trồng phải cẩn thận.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

9. THIẾT MỘC LAN

Tên khoa học: Dracaena fragrans

Cây Thiết Mộc Lan hay còn gọi là cây Phất Dụ thơm được nhiều người chọn lựa để trang trí văn phòng làm việc và ngôi nhà của họ. Cây có sức sống mãnh liệt, dễ trồng, dễ chăm sóc nên hầu hết những người bận rộn đều hài lòng với giống cây cảnh này.

Cây Thiết Mộc Lan là cây cảnh phong thủy mang nhiều ý nghĩa nên rất được các gia chủ lựa chọn làm cây may mắn trong nhà. Người ta quan niệm rằng đặt chậu Thiết Mộc Lan vào 1 góc phòng để kích thích và phát năng lượng cho toàn bộ không gian ngôi nhà.

Cây Thiết Mộc Lan là cây phong thủy rất tốt trồng để trừ tà, xua đuổi xui xẻo, mang đến may mắn cho gia đình. Hoa Thiết Mộc Lan nở vào ban đêm, thơm nồng. Cây thường được trồng làm cảnh phổ biến trong nhà nhưng vẫn chứa độc tố. Lá của loại cây này chứa hoạt chất làm tăng tiết nước bọt. Nếu vô tình ăn phải lá cây sẽ có triệu chứng nôn mửa, sốt nặng, rối loạn tiêu hóa.

thiet moc lan

10. CẨM TÚ CẦU

Tên khoa học: Hydrangea macrophylla

Cẩm tú cầu là cây hoa thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ PH của đất, cây ưa bóng râm ẩm thấp. Cẩm tú cầu được trồng rộng rãi trong các vườn hoa, vườn cảnh, đặc biệt được dùng làm hoa cưới. Cây có hoa đẹp rực rỡ khiến mọi người mê mẩn, tìm mua về trồng tại vườn nhà. Hoa cẩm tú cầu thể hiện sự thành tâm, lòng biết ơn, và những cảm xúc chân thành của mình đến một ai đó.

Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài cây này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.

10-loai-cay-dep-nhung-doc-can-luu-y-khi-trong

Green Sculpture vừa gửi đến bạn top 10 loại cây trồng chứa độc tố, hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu gia đình có con nhỏ hoặc thú cưng thì bạn nên đặt ở vị trí mà bé không với tới được và cẩn thận khi trồng cũng như chăm sóc nhé.