Cây Lưỡi Hổ là một trong những loại cây cảnh được trồng trong nhà phổ biến nhất. Không chỉ có khả năng lọc không khí, hấp thụ bức xạ máy tính mà cây Lưỡi Hổ còn mang ý nghĩa phong thủy tốt. Vậy cách trồng và nhân giống cây Lưỡi Hổ như thế nào? Green Sculpture mách bạn 2 cách nhân giống đơn giản và phổ biến nhất cùng với những thông tin hữu ích về loại cây này. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Cây lưỡi hổ và ý nghĩa phong thủy
Tìm hiểu về cây lưỡi hổ
Cây Lưỡi Hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có tới 70 loài khác nhau và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây có sức sống bền bỉ, chịu hạn rất tốt. Nó chịu được nắng trực tiếp cũng như bóng râm toàn phần.
Cây Lưỡi Hổ có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào chúng. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây Lưỡi Hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Lưỡi Hổ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây Lưỡi Hổ có lá mọng nước nên khả năng chịu khô hạn tốt. Cây phù hợp được với nhiều loại đất trồng. Khi chọn đất trồng Lưỡi Hổ chỉ cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Lưỡi Hổ cũng có thể sống và sinh trưởng tốt nếu như trồng thủy sinh.
Công dụng của cây Lưỡi Hổ đối với sức khỏe
Cây Lưỡi Hổ được nhiều người ưa thích trồng trang trí bên trong nhà cũng mang lại sự cải thiện cho không gian sinh hoạt, đặt ở vị trí thích hợp thì cây còn giúp nâng cao tinh thần, tăng hiệu quả làm việc.
Bên cạnh đó, cây Lưỡi Hổ còn được ưa chuộng bởi công dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống, hấp thụ độc tố gây ung thư.
Theo nghiên cứu thì loại cây này có thể lọc không khí, đào thải độc cực hiệu quả. Các nhà khoa học tại Nasa chứng minh rằng loại cây này có khả năng lọc đến 107 các chất độc tố, trong đó có cả các chất độc gây ung thư như Nitrogen Oxide và Formaldehyde. Nếu có thể trồng chúng trong nhà thì bạn chẳng cần lo gì về các chất độc tố trong phòng bởi chúng đã được cây lưỡi hổ hấp thụ một lượng đáng kể.
Từ lâu nay cây Lưỡi Hổ vẫn được biết tới cùng với xương rồng là 2 loài cây hút tia điện tử từ máy tính, điện thoại bảo vệ tốt cho sức khỏe. Thí nghiệm được trường đại học Havard chỉ ra rằng cây hút tia điện tử và tăng thêm 20% hiệu quả công việc. Mới đây vào năm 2015 loài cây này được nghiên cứu với tác dụng lọc không khí và đưa ra kết quả rất thuyết phục. 40m3 không khí trong sạch hoàn toàn trong chỉ 8 giờ đồng hồ.
Đặc biệt, cây Lưỡi Hổ còn có tac dụng chữa bệnh. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác (lưu ý không sử dụng tùy tiện và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ vì cây có chứa chất độc saponin có thể gây độc nhẹ)
Ý nghĩa của cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ có thân thẳng hình dáng sắc nhọn như lưỡi kiếm có ý nghĩa tượng trưng của người quân tử, khí phách kiên cường, có chí hướng vươn lên trong cuộc sống. Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn mang lại cho chủ nhân.
Trong phong thủy, cây Lưỡi Hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Cách nhân giống cây Lưỡi Hổ
Lưỡi Hổ là cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Để nhân giống cây Lưỡi Hổ có 2 cách tách bụi và giâm cành.
Tách bụi
Tách Bụi: Lưỡi Hổ là cây sinh sôi và nảy nở khá nhanh. Cây rất dễ đẻ ra nhánh mới, cây con. Đợi cây con lớn khoảng 2 tuần – 1 tháng bạn có thể tách chúng ra thành một cây mới riêng lẻ. Phương pháp này có kết quả thành công cao nhưng số lượng lại không nhiều chỉ phù hợp trồng tại gia đình.
Giâm lá
Giâm lá: Với phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và phải khá tỉ mỉ trong quá trình làm. Đầu tiên, cần lựa chọn một cây Lưỡi Hổ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc. Lưu ý không chọn lá già cũng không chọn lá quá non. Bạn có thể tiến hành giâm lá cây Lưỡi Hổ.
Chọn 1 lá khỏe mạnh, cắt thành đoạn khoảng 5cm
Cắm lá vào đất trồng đã chuẩn bị sẵn (đất sạch hoặc đất mùn đã xử lý), không cắm lá xuống quá sâu khoảng 1/2 độ sâu của đất để cây không bị ngã khi tưới là được.
Đặt cây ở nơi có ánh sáng, tưới nước ít.
Cây Lưỡi Hổ có thể xem là loại cây cảnh dễ chăm sóc nhất vì nó chịu hạn rất tốt, thậm chí khi thời tiết nóng và khô hạn thì cây sẽ mọc thêm cây con rất nhiều.
Quá trình chăm sóc chúng ta không cần tưới nhiều cho cây, cũng như nếu bón phân thì cũng cần lượng rất ít, tốt nhất là nên bón phân hữu cơ.
Cây Lưỡi Hổ nằm trong top đầu danh sách những loại cây nên trồng trong nhà. Không chỉ mang lại lợi ích lọc không khí tuyệt vời mà còn có ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đơn giản. Hi vọng qua bài viết trên có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về loại cây tuyệt vời này. Bên cạnh đó cách trồng và nhân giống cũng rất đơn giản phải không nào? Còn chờ gì mà không mua ngay một cây Lưỡi Hổ trang trí trong nhà, bàn làm việc. Hãy đến vườn Green Sculpture để chọn những cây Lưỡi Hổ tốt nhất nhé.