Rau mùi tây
Rau mùi hay còn có tên gọi khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy. Là loại cây thân thảo, cao từ 20 – 60cm, thân mảnh, nhẵn ở phần trên phân nhánh. Lá rau mùi có cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng 1 – 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng.
Vị: Vị cay tính ấm mùi thơm dịu
- Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.
- Chữa sốt nhẹ: 30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hồi sẽ hạ được sốt.
- Trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra máu: Dùng 7g hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi uống 2 lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng quả mùi đốt hun khói xông hậu môn có thể giúp cho tình trạng bệnh trĩ thuyên giảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về vấn đề này, do đó khi muốn áp dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Trị chứng đái dầm: Mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 ngày bệnh sẽ giảm.
Sả
Cây Sả còn có tên gọi khác là Sả chanh, cỏ Sả, Hương mao hoặc lá Sả, loại cây thân thảo, có hình dáng như cỏ. Cây Sả mọc thành bụi, cao từ 0,8 – 1 mét. Lá cây có màu xanh lục, lá hẹp và dài giống lá lúa, lá cỏ tranh. Hai mặt lá Sả giáp nhám. Cây Sả có mùi hương đặc trưng, nhiều người cho rằng sả có mùi hương tựa như mùi chanh. Phần thân rễ của Sả có màu trắng hoặc tím nhạt. Sả là một loại cây sống lâu năm, có rễ chùm.
Vị: Vị the và hơi cay, tính ấm
- Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Đun sôi 30 – 50g Sả tươi với nước. Hòa thêm một ít đường vừa đủ ngọt. Uống thuốc khi còn ấm nóng. Uống từ 2 – 3 lần/ngày. Bài thuốc này giúp ấm bụng trị được các chứng nôn ọe, ngộ độc rượu, đau bụng đi tả, bội thực.
- Chữa đau bụng tiêu chảy: Sắc thang thuốc với các nguyên liệu sau: 12g củ Sả, 12g vỏ quýt phơi khô, 20g củ gấu, 12g búp ổi, 3 lát gừng. Sắc thuốc với 2 bát nước, đun còn 1 bát. Uống thuốc khi còn nóng. Trẻ nhỏ nên chia thang thuốc uống từ 2 – 3 lần trong ngày.
- Giải cảm: Đun sôi lá Sả với kinh giới, lá ổi, lá tre, ngải cứu, chanh, bạc hà, tía tô. Dùng nồi nước sôi để xông hơi, giải cảm.
- Trị mụn nhọt: Nấu nước Sả để tắm hàng ngày.
- Trà chanh sả giải khát, giải nhiệt: Giã nát củ Sả tươi, nửa củ gừng, sau đó cho vào nồi nước sôi. Cho thêm vào nước sôi những nguyên liệu như đinh hương, 2 hạt bạch đậu khấu, miếng quế nhỏ. Nấu các nguyên liệu với lửa nhỏ. Sau khi đã sôi, người dùng lọc lấy nước, bỏ cái. Cho vào nước nóng một ít nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trà chanh Sả không chỉ giải nhiệt mà còn giúp lọc gan thận, phòng chống ung thư, đẹp da, kiểm soát cholesterol, giảm đau đầu, giảm đau khớp, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngủ ngon, an thần,…
Gừng
Cây Gừng là loại cây sống lâu năm, thân cỏ, kích thước chiều cao của cây gừng khoảng 50 – 100cm. Thân cây Gừng được các bẹ lá xếp lớp lên nhau tạo thành dạng cây hình ống. Mỗi lá Gừng mọc so le và mọc thành từng lá đơn riêng biệt, có hình thon dài như ngọn giáo. Điểm đặc biệt là lá Gừng có mùi rất thơm, mặt lá màu xanh đậm nhẵn và có các gân lá màu xanh nhạt.
Vị: Mùi thơm, vị cay nóng
- Giảm đau đầu: Nhai một miếng Gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.Chữa ho lâu ngày: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) tròn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một
- Đau khớp gối (khớp gối sưng to, đau, đi lại khó): Nước Gừng tươi nửa bát, bồ kết bỏ hạt 1 quả, mang tiêu 30g, ngũ vị tử 30g, rượu 1.000 ml. Các vị thuốc nghiền nhỏ, cho nước Gừng vào trộn đều rồi lại cho rượu vào trộn tiếp, bôi chỗ đau.
- Đau lưng: Gừng tươi 60g, hương phụ 150g, muối 6g. Gừng giã nát lấy nước ngâm hương phụ 1 đêm rồi sao vàng tán nhỏ, cho muối vào trộn đều, xát vào răng vài lần sẽ đỡ đau lưng.
- Cao huyết áp: Dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 – 20 phút.
- Trị hôi chân: Cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
- Cổ gáy đau do tư thế ngủ, do cảm gió gây cứng đơ khó cử động: Gừng tươi 12g, cát căn 20g, bồ công anh 20g. Tất cả giã nát nhuyễn cho ít rượu trộn đều sền sệt đắp chỗ đau.
- Liệt dương, sợ lạnh, tiểu dầm: Gừng tươi 150g, thục phụ phiến 30g, thịt chó 1.000g làm sạch, Gừng tỏi hành đủ dùng. Thục phụ phiến cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 giờ. Gừng tỏi hành rửa sạch thái nhỏ. Tất cả cho vào nồi nước thục phụ phiến nấu chín nhừ. Chia ăn nhiều lần, ăn cả cái và nước.
- Say tàu xe: Gừng tươi thái mỏng đặt vào khẩu trang đeo. Hoặc cầm tay hít hơi Gừng.
Trên đây là các loại cây gia vị giúp tăng hệ miễn dịch cực hiệu quả mà bạn nên trồng trong vườn nhà, nếu không có vườn, bạn cũng có thể trồng trong các chậu cảnh, vì chúng cũng không đòi hỏi nhiều diện tích. Chúng tôi hy vọng bạn đã có sự lựa chọn cây trồng vườn rau gia vị cho riêng mình sau bài viết này. Chúc các bạn may mắn và thành công nhé!!!
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với Green Sculpture qua địa chỉ sau:
- Địa chỉ: Số 1, Đường N3, Khu phố Ích Thạnh, Phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 08 1234 7878
- Email: [email protected]
- Website: www.greensculpture.vn