Cây phát tài phát lộc – Cây trồng nội thất mang phong thủy tốt lành

 
Cây phát tài phát lộc là cây phong thủy mang đến may mắn và tài lộc. Phát tài phát lộc là biểu trưng cho luồng khí, dòng chảy sức mạnh và năng lượng tươi mới, khởi đầu tốt đẹp cho mọi người.

Thông tin chung về cây phát tài phát lộc

  • Tên khoa học: Dracaena Sanderiana
  • Tên thường gọi: cây phát tài phát lộc.
  • Tên gọi khác: cây may mắn phát lộc, cây trúc dụ, cây phát lộc…vv. Với mỗi địa phương và khu vực địa phương khác nhau, cây sẽ được gọi với cái tên khác nhau.
  • Nguồn gốc, xuất xứ: từ vùng ôn đới. Cây phát tài được.

Cây phát tài phát lộc thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của khu vục Châu Á nên du nhập và trồng nhiều ở Việt Nam.

cay-phat-tai-phat-loc_13
Phát tài phát lộc được trồng trong chậu để làm cảnh

Đặc điểm của cây phát tài phát lộc

Đặc điểm thực vật học của cây phát tài phát lộc

  • Thân: Cây phát tài phát lộc là cây có dạng thân xốp hình trụ nhỏ, thân cây thẳng có màu xanh, ở thân có nhiều đốt như đốt tre. Thân cây dẻo dai, cây dễ uốn nắn thành các hình dáng khác nhau như hình tháp, hình thuyền, hình tim…..vv
  • Lá: Lá cây có màu xanh, kích thước không quá lớn, lá có hình bầu dài, có chiều dài khoảng từ 3cm đến 6cm, bề rộng lá 3cm đến 5cm. Mép lá nguyên, đầu lá hơi nhọn Phía mặt trên lá mượt bóng, phía dưới không bóng. Các lá của cây mọc ở các mắt đốt của cây.
  • Rễ: Rễ của cây phát tài phát lộc thuộc dạng rễ chùm.

Đặc điểm sinh thái của cây phát tài phát lộc

  • Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • Cây ưa bóng và sống được cả môi trường bên ngoài.
  • Cây phát tài phát lộc sống được cả 2 môi trường đất và thủy sinh.
  • Cây ít sâu bệnh hại, dễ trồng, dễ chăm sóc và cây rất dễ sống. Phù hợp với nhiều loại vị trí trồng và chậu trồng khác nhau.
cay-phat-tai-phat-loc_15
Phát tài phát lộc sống trong môi trường thủy sinh

Công dụng của cây phát tài phát lộc

  • Phát tài phát lộc là cây cảnh trang trí cho không gian sống. Cây phát tài phát lộc được mọi người trồng trong các chậu đặt khác nhau và uốn nắn với các hình dáng to nhỏ để phù hợp với vị trí đặt. Cây thường được đặt ở bàn làm việc, phòng họp, phòng đọc sách…vv Cây mang đến vẻ đẹp tự nhiên, nâng lên tầm mỹ quan và phong phú thêm cho không gian sống.
  • Cây phát tài phát lộc thanh lọc không khí: cây mang đến không khí trong lành, tạo nguồn O2 tự nhiên và hấp phụ được các khí độc hại có lẫn trong môi trường không khí như CO2, ammoniac,formandehyt, bezene….vv Từ đó giúp cho mọi người thấy thoải mái hơn và giảm được các yếu tố xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
  • Phát tài phát lộc mang phong thủy tốt, đem đến sự tài lộc, may mắn và phú quý cho mọi gia đình.
cay-phat-tai-phat-loc_1
Phát tài phát lộc trồng làm cây phòng thủy đẹp

Ý nghĩa số lượng của cây phát tài phát lộc

Ở mỗi cách trang trí, sắp xếp số lượng thân cây theo một khóm cây sẽ mang ý nghĩa khác nhau.

  • Hai thân: Cách ghép 2 thân cây phát tài phát lộc là biểu trưng cho tình yêu, cầu chúc cho tình yêu sẽ luôn bền vững của đôi nam nữ và tình yêu luôn luôn tăng lên gấp hai.
  • Ba thân: Số lượng 3 thân sẽ mang ý nghĩa cho sự sung túc, hạnh phúc và sức khỏe dồi dào trường thọ.
  • Bốn thân: lưu ý số 4 là số không đẹp, số này mang điềm xấu, “ tư” là “tử” nên mọi người không bao giờ ghép 4 thân.
  • Năm thân: số 5 là số biểu trưng cho nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Vì thế khi ghép 5 thân cây phát tài phát lộc lại một khóm sẽ mang ý nghĩa to lớn Sức khỏe – Tinh Thần – Trí Tuệ – Tâm Linh – Trực Giác.
  • Sáu Thân: Khi ghép 6 thân cây phát tài phát lộc, cây như một lời chúc gửi đến cho mọi người. Chúc cho mọi người được thịnh vượng và giàu có.
  • Bảy thân: số 7 là số trọn vẹn và đẹp nhất, ghép 7 thân với nhau cây sẽ mang cho bạn sức khỏe dồi dào.
  • Tám thân: 8 thân là sự thu hút giàu sang về cho gia đình và là lời chúc cho con cháu đuề huề.
  • Chín thân: 9 thân cây phát tài phát lộc ghép lại là biểu hiện cho sự may mắn.
  • Mười thân: Là sự biểu trưng cho cuộc sống êm ấm.
  • Hai mươi thân: Hai mươi thân là số lượng nhiều nhất và đỉnh điểm của cây phát tài phát lộc đem đến đầy đủ mọi mặt luôn hút được tài lộc, may mắn, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và con cháu đuề huề gia đình êm ấm.
cay-phat-tai-phat-loc_12
Phát tài phát lộc được trồng thành khóm

Cách trồng và chăm sóc cây phát tài phát lộc

Cách trồng cây phát tài phát lộc

Trồng phát tài phát lộc rất đơn giản bằng hình thức cắt thân, giâm thân cành, bởi bộ rễ của cây rất khỏe hút chất dinh dưỡng và hút nước tốt.

  • Chọn bình, chậu trồng cây phát tài phát lộc có lỗ thoát nước bên dưới.
  • Chuẩn bị đất trồng bằng hỗn hợp mùn cưa, xơ dừa và đất tribat.
  • Đối với cây trồng trong đất bạn nên chú ý chọn các loại đất mềm, có thể trồng trong cát. Trước khi trồng bạn có thể ngâm thân cành vào auxin để kích thích ra rễ nhanh.
  • Đối với cây phát tài phát lộc trồng trong môi trường thủy sinh, bạn nên ngâm nước ở mức rễ, để cây hút nước tốt và không bị thối thân.
  • Thêm một số giọt dung dịch thủy sinh vào trước khi đặt thân xuống.
  • Cắt thân cành chuẩn bị sẵn và bôi vào vết cắt dung dịch paraffin tránh úng gốc cắt.
  • Dùng mút xốp và rọ nhựa đặt trong bình trồng để cố định cây phát tài phát lộc không bị đổ.
  • Sau đó mới đặt thân xuống nước trong bình.
cay-phat-tai-phat-loc_14
Phát tài phát lộc được trồng làm cây để bàn trang trí nội thất

Cách chăm sóc cây phát tài phát lộc

Điều kiện ánh sáng

Cây phát tài phát lộc ưa bóng, nửa bóng và ánh sáng nhẹ. Nên không đặt cây ở ngoài điều kiện ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào với thời gian dài và lâu. Nên đặt cây nơi cửa sổ, nơi thoáng mát, và cho cây phơi nắng 1 đến 2 lần/1 tuần/ mỗi lần 1 đến 2 tiếng vào buổi sáng.

Điều kiện nước tưới

  • Đối với các cây phát tài phát lộc trồng thủy sinh, nên thay nước 1 tuần 1 lần.
  • Đối với cây trồng đất, thì không cần tưới nhiều tránh gây úng thối gốc. 3 lần/1 tuần tưới. mỗi lần tưới chỉ ùng dạng phun mưa để tưới.

Cung cấp dưỡng chất cho cây

  • Bổ sung dưỡng chất cho cây phát tài phát lộc đối với cây trồng thủy canh 2 lần / 1 tuần.
  • Đối với cây trồng trong đất thì có thể dùng phân vi sinh hòa lãng để bón cho cây

Ngoài ra khi cắt tỉa, bóc tách các bẹ lá vàng, úa để tránh bị ảnh hưởng đến cây, gây nấm mốc xuất hiện cho cây. Nên dùng các viên sỏi đá nhỏ để lát dưới gốc cây trồng trong đất nhằm tạo mỹ quan và giữ độ ẩm đất cho cây.