Cây Ngũ gia bì còn được gọi là cây Xuyên gia bì, Ngũ gia bì chân chim, chân chim bảy lá có tên khoa học Schefflera heptaphylla. Cây thường được biết đến như một loại xạ hương, có mùi gần giống như cây bạc hà. Loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, vùng khí hậu nóng ẩm, vì vậy bạn có thể trồng và chăm sóc cây Ngũ gia bì trong chậu tại nhà.
Hiện nay cây Ngũ gia bì có 3 loại chính là cây Ngũ gia bì cẩm thạch, cây Ngũ gia bì hương và cây Ngũ gia bì gai.
Có lẽ cây Ngũ gia bì cẩm thạch là phổ biến nhất, với phần lá có màu sắc đẹp, trên cùng 1 cuống lá có thể xen lẫn lá màu xanh và màu vàng, rất được ưa chuộng đặt trong nhà, phòng khách, bàn làm việc…
Nếu bạn đang muốn tự tay trồng hay quan tâm quy trình trồng loài cây này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Trong nội dung bài viết này Green Sculpture sẽ giới thiệu với bạn chi tiết các bước trồng cây Ngũ gia bì trong đất và cây Ngũ gia bì trồng thủy canh.
1. Trồng cây Ngũ gia bì trong đất
Môi trường đất là môi trường sống chính của Ngũ gia bì nên sẽ khá đơn giản khi bạn trồng nó. Trồng loại cây này bạn có thể trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc ươm cây con từ hạt. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh, khỏe và dễ trồng, hầu như mọi người đều lựa chọn trồng cây Ngũ gia bì bằng cách giâm cành.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết:
- Chậu trồng
- Đất trồng
- Cành cây Ngũ gia bì (để giâm cành)
- Phân bón
- Dao hoặc kéo cắt cành
- Dung dịch kích thích mọc rễ
Các bước tiến hành trồng cây:
Chọn một cành cây hơi già có màu nâu rồi dùng dao hoặc kéo để cắt đi. Mỗi cành giâm thường dài 20 – 30 cm, trên cành giâm cần có ít nhất 3,4 mắt cây để cây có thể nảy mầm tốt.
Sau đó, ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước có pha thêm chất kích mọc rễ.
Vốn là cây mọc hoang nên đất trồng ngoài vườn thông thường cũng giúp cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt được. Nhưng nếu muốn tạo cho cây điều kiện sống hoàn hảo hơn; có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.
Sau 20 – 30 phút thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất trồng.
Những bầu đất ươm cành này nên đặt ở nơi râm mát, thông thoáng, trong 15 – 20 ngày cây sẽ mọc rễ mới. Từ những bụi nhỏ này, người trồng có thể ghép lại thành bụi cây lớn.
Cách chăm sóc cây Ngũ gia bì trồng đất
Trong thời gian ươm cây, nếu trồng cây ngoài trời, duy trì tưới mỗi ngày 1 lần và nếu trồng cây trong nhà, có thể tuần tưới 2 lần là đủ, độ ẩm giữ mức ¾ đất.
Sau mỗi lần tưới nên để đất ẩm rồi khô lại ít thời gian mới tưới tiếp. Tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây thối cây.
Hàng tuần nên đưa cây ra ngoài hấp thụ nắng, giữ cho lá có màu xanh đẹp hơn.
Với loại cây này, nó dễ bị rầy nâu phá hoại vào thời điểm khi cây bắt đầu ra lá non. Chúng ta tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày cây thật kỹ và sạch trước khi cây ra lá non. Đặc biệt đặt chậu cây chỗ thoáng mát và cao ráo, như vậy sẽ hạn chế được sự xuất hiện của Rầy.
2. Trồng cây Ngũ gia bì trong thủy canh
Với cách trồng ngũ gia bì thủy sinh, bạn cần chọn cây sống khỏe, có bộ rễ không sâu bệnh.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết:
- Chậu thủy tinh
- Nước sạch
- Cành cây Ngũ gia bì (để giâm cành)
- Giỏ nhỏ để nâng đỡ thân cây
- Dung dịch dinh dưỡng thủy sinh
Các bước tiến hành trồng cây:
Đầu tiên, bạn rửa sạch bộ rễ cho hết đất, cắt tỉa những rễ bị đứt, thối, sâu bệnh. Sau đó bạn đổ dung dịch dinh dưỡng thủy sinh đã pha sẵn vào bình rồi cho cây con vào. Một số dung dịch thủy sinh như: Hydroponic, Bio-life,…
Nếu cây không thể đứng cố định trong bình, bạn có thể cắm thân cây vào giỏ nhỏ để cố định thân cây. Sau khoảng 15 ngày thì bộ rễ sẽ phát triển tốt, thay dung dịch thủy sinh 1 lần/ tuần.
Cách chăm sóc cây Ngũ gia bì trồng thủy canh
Thay dung dịch thủy sinh 1 lần 1 tuần. Nếu là mùa đông thì giãn thời gian xa hơn, 1 tháng thay dung dịch cho cây 3 lần.
Cắt tỉa bớt rễ bị hỏng, sâu bệnh.
3. Cây Ngũ gia bì có tác dụng gì trong cuộc sống chúng ta?
Trong Đông y, cây Ngũ gia bì là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…
Theo y học cổ truyền, Ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Nhiều vùng người ta dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn thay rau giúp tiêu hóa tốt hơn; rượu ngũ gia bì tăng lực, trừ phong thấp.
Đặc biệt hơn nữa, cây Ngũ gia bì là loại cây “khắc tinh của muỗi”. Tại các vùng quê, người ta thường hay trồng cây Ngũ gia bì xung quanh nhà để xua đuổi muỗi, bảo vệ sức khỏe.
4. Ý nghĩa phong thủy cây Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì mang ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần. Đồng thời, còn mang ý nghĩa hòa thuận, tăng tính đoàn kết mỗi thành viên trong gia đình lại với nhau.
Loài cây này giúp tăng cường vượng khí, giúp cho con đường tài vận của gia chủ phát triển ổn định về tiền bạc, công danh và sự nghiệp thăng tiến.
Cây Ngũ gia bì hợp với người tuổi Dần có mệnh Mộc: Những người tuổi này trồng cây này sẽ giúp giữ vững tài khí, thịnh vượng, tài lộc và kèm theo nhiều sự may mắn.
Hi vọng với những chia sẻ của Green Sculpture sẽ giúp các bạn khắc phục tình trạng và cứu được cây yêu thích mà mình trồng nhé. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại cây Ngũ gia bì vui lòng Quý khách hàng liên hệ qua số điện thoại: 08 12 34 78 78.