Cây Cóc thái cho quả rất sớm, quả có vị chua giòn, có thể ăn sống hoặc đem muối, đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, lá Cóc thái có vị chua dùng làm rau sạch, làm gỏi cuốn, ngoài ra cây Cóc thái còn được sử dụng để làm kiểng.
Cây Cóc thái được trồng vườn để lấy quả, cây ra hoa quanh năm và sai quả, vị lại ngon, giòn thơm nên rất được ưa chuộng.
ĐẶC ĐIỂM
Cóc thái cũng giống với cây Cóc thường, thuộc loại cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn dễ gãy. Tuy nhiên, khác với cóc ta (cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần), cây Cóc thái tuy nhỏ, cao từ 1.5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm. Cây trưởng thành kể từ năm thứ 3.
– Lá Cóc thái thuộc dạng lá kép, lẻ, to, dài khoảng 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi nhìn rất đẹp.
– Hoa Cóc thái mọc thành chùy to, lớn hơn lá, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị.
– Quả Cóc thái có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua và có mùi dầu thông. Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả, rũ xuống. Khi quả Cóc thái còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, quả Cóc thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.
CÔNG DỤNG
Cây Cóc thái có khả năng tạo ra năng suất cao hơn cóc ta, chính vì thế khi trồng cóc thái mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nông dân.
Cóc thái cho quả rất sớm ,quả có vị chua giòn, có thể ăn sống hoặc đem muối, đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể chế biến cho mình một ly nước cóc ép thơm mát hoặc làm món cóc dầm muối ớt, mứt cóc dẻo, gỏi cóc lạ miệng nhưng rất thơm ngon.
Cây Cóc thái được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành, ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây Cóc thái giống có chiều cao từ 50-60cm.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
– Đất trồng: Cây Cóc thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chịu được phèn, mặn.
– Nước: Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều, lượng nước tùy vào từng mùa trong năm, đảm bảo đất thoát nước tốt. Sử dụng nguồn nước tự nhiên như nước giếng, nước mưa…không nên dùng nước tưới có nhiễm phèn chua, hóa chất khác
– Nhiệt độ: Thích hợp khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ từ 20-28 độ C là thích hợp nhất.
– Độ ẩm: Duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây. Vào mùa nắng be bầu giữ nước, tưới nhiều hơn trên thân lá. Vào mùa mua hạn chế tưới và vun bầu giữ ấm.
– Ánh sáng: Cây Cóc thái là cây ưa nắng, có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn. Nếu trồng trong râm mát cây chỉ sống được nhưng không có khả năng ra hoa kết quả. Vì thế trước khi trồng cần chọn vị trí cho thích hợp
– Dinh dưỡng: Hàng năm nên bón từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân cũng phân chia theo từng giai đoạn. Lúc cần thiết nhất là khi bắt đầu trồng, lúc này nên trộn nhiều phân chuồng hoai, hữu cơ tổng hợp, phân gia cầm và một ít phân lân. Giai đoạn phát triển bón thúc phân NPK và phân bón lá. Lúc chuẩn bị ra hoa kết trái bón thêm phân Kali cho cây.
– Cây Cóc thái dễ bị sâu bệnh, rệp hai. Đề phòng và phun thuốc diệt trừ lập tức nếu phát hiện.
NHÂN GIỐNG
– Cây Cóc thái được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành, ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây Cóc thái giống có chiều cao từ 50-60cm.
– Hình thức ghép cành hoặc chiết cành cũng rất đơn giản. Nên chọn thời điểm là mùa xuân, cây được chiết khoảng 1 tháng sẽ đâm rễ non.