Đặc điểm hình thái của cây tắc – cây quất
Cây Tắc, cây quất thuộc nhóm cây có thân gỗ nhỏ, cành nhánh rất dẻo dai. Lá đơn hình bầu dục. Hoa đơn độc có màu trắng. Quả hình cầu, quả còn non có màu xanh, khi chín màu vàng cam rất đẹp.
Công dụng của cây tắc – cây quất
Hiện nay, cây tắc, cây quất được nuôi trồng và ra trái hầu như quanh năm, nhiều nhất là ở các tỉnh thành phía Nam và Thành phố Hồ chí Minh, cây được trồng làm cảnh cho đẹp, vừa làm cây ăn quả, lấy quả làm mứt, nước uống giải khát hàng ngày rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Vào dịp tết có rất nhiều công ty, nhà phố, Biệt thự, mua về trang trí trong nhà với ý nghĩa, biểu tượng của sự may mắn, sung túc tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc trong năm cho cả gia đình.
Cách chăm sóc cây tắc – cây quất sau tết
– Ánh sáng: Cây tắc, cây quất thích trồng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu xạ trực tiếp, cây sẽ ra nhiều hoa trái, tránh trồng cây tắc ở nơi có nhiều bóng râm che mát.
– Đất trồng: đất trồng cho cây tắc, cây quất phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, thường sử dụng đất thịt, đất đen, đất thịt pha cát, đất phù sa là tốt nhất.
Sau khi chưng tết xong, nên mang cây ra ngoài vườn để nơi râm mát, tiến hành lảy bỏ hết hoa trái, cắt tỉa lại tán cành cho gọn. Dùng các chế phẩm có tác dụng kích thích ra rễ như: Atonik, n3m…, phun xịt vào gốc từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, khi cây tắc, cây quất ra nhiều rễ, lúc này có thể bón thêm các loại phân DAP+ URE, NPK 30-10-10, phân hữu cơ vi sinh…
Muốn cây tắc ra quả quanh năm, mỗi tháng cần bón phân cho cây 01 lần.
– Nước tưới: Cây tắc, cây quất cần rất nhiều nước để phát triển ra hoa, kết trái.Vì vậy, tránh để cây bị khô nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoa quả sau này.
– Cắt tỉa: Sau mỗi đợt thu hoạch quả nên cắt tỉa, tạo tán cho cây, cắt bỏ những cành vượt, cành già yếu, sâu bệnh.
– Thuốc Bảo Vệ Thực Vật: rệp sáp, rệp muội, sâu xám, sâu ăn lá thường hay tấn công gây hại trên cây tắc. Dùng: sairifos, Amico, Bassa…