Hẳn là người Việt ai trong chúng ta cũng đều biết đến cây Lựu. Một loại cây được trồng phổ biến làm cảnh và lấy quả ăn trong nhiều gia đình từ xưa đến nay. Với hình dáng tròn đầy nhiều hạt bên trong, Lựu mang ý nghĩa may mắn tài lộc con cháu đầy đàn và gia đình hạnh phúc. Chính vì ý nghĩa này mà rất nhiều gia đình thường trồng một cây Lựu trước nhà nhất là những ngôi nhà mới với cặp vợ chồng trẻ.
ĐẶC ĐIỂM
Cây Lựu thuộc cây thân gỗ lá rụng, cao khoảng 2 – 8m. Thân cây có tiết diện trụ tròn, màu nâu xám, rất dẻo, thân có nhiều nhánh nhỏ và vươn dài. Nhánh non bóng nhẵn và cái màu xanh vàng, có 4 góc cạnh. Cây Lựu càng lớn thì cành nhánh mọc càng nhiều tạo thành bụi dày.
– Lá thuộc lá đơn mọc đối xứng nhau hoặc thành lùm từ thân và nhánh, cuốn lá ngắn, lá dài khoảng 3-4cm, nhọn ở cuối lá, chính giữa phình to. Lá Lựu có nhiều gân nhỏ nổi rõ, có một gân chính dài từ đầu lá đến cuối lá, còn mấy gân nhỏ đối xứng với gân chính.
– Hoa thường mọc ở ngọn cành hay nách lá, hoa đôi khi mọc riêng lẻ, cũng có khi mọc thành chùm gồm một hoặc nhiều hoa trên đỉnh nhánh hoặc nách lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc màu trắng, gồm hai loại cánh đơn và cánh kép, thường có 5 cánh, hoa thuộc lưỡng tính, có rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.
– Quả mọng hình cầu, màu đỏ vàng. Lựu cho quả vào tháng 9 – 10. Quả được hình thành khi kết thúc đợt hoa. Quả của cây Lựu to tròn, có đường kính từ 8-10cm, ở đầu quả vẫn còn 4-5 lá đài tồn tại, quả có màu đỏ, nhiều chấm xanh xen kẻ, khi quả chín có màu vàng và đỏ tía, vỏ quả dày và cứng, bên trong có nhiều hạt được chia bởi lớp ngăn. Hạt có vỏ mọng bao bọc bên ngoài có màu hồng trắng, nhiều nước ăn rất ngon và ngọt.
CÔNG DỤNG
Cây Lựu được người ta trồng làm cây ăn quả, quả ăn rất ngon.
Đây cũng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao nên được các nhà vườn ưu ái trồng nhiều, nhất là những vùng núi phía bắc nước ta, khí hậu, đất, môi trường thuận lợi để cây lựu phát triển cho quả quanh năm.
Mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Lựu mang đến hơn 45% chất xơ cho cơ thể, điều này mang lại một hệ tiêu hóa cực tốt cho cơ thể con người.
Ngăn ngừa ung thư: Sử dụng Lựu thường xuyên sẽ giúp ức chế sự tăng trưởng của các khối u, ngừa ung thư tuyết tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da.
Hạ Huyết áp, chống lão hóa: Trong Lựu có chất Axit Punicic có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride và giảm huyết áp. Đây cũng là lý do mà quả Lựu có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Hợp chất polyphenolic trong quả lựu là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể bạn, đặc biệt là làn da. Vì vậy, ăn Lựu nhiều giúp da của bạn trông sang hơn trong một thời gian dài.
Tác dụng chữa bệnh của quả Lựu: Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mô hôi vào mùa hè, viêm loét miệng, tiêu hóa kém, viêm loét trong miệng, tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy, sâu răng, ghẻ ngứa…
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Cây Lựu được nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Không chỉ thế cây còn có thể trồng được bằng cách chiết cây con và để đạt chất lượng tốt nhất là nên tiến hành vào mùa mưa.
Cây Lựu thích hợp nhất trồng trồng đất pha cát có thêm phân mục hay những loại đất phù sa có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đặc biệt nếu trồng trong điều kiện quá khắc nghiệt như thiếu nước, cằn cỗi cây vẫn có thể phát triển được nhé.
Nếu nhiệt độ dưới 15 độ C cây Lựu sẽ dễ bị chết đó vì thế những vùng có khí hậu quá lạnh ta không nên trồng Lựu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả cũng như chất lượng cây trồng.
Cây ưa sáng nên trồng lựu ở nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tự tổng hợp chất dinh dưỡng, cũng cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây bằng cách bón phân cho cây giúp cây duy trì sức sống và cho quả quanh năm.