ĐẶC ĐIỂM
– Thân: Gỗ, được cưa thành đoạn mang trồng xuống đất
– Tán: Ngọn đâm chồi từ thân
– Lá: Đơn, bóng, phiến có sọc rộng, dài và nhọm ở đầu
– Rễ: Cọc đâm sâu vào đất khi cây Thiết mộc lan gốc được trồng từ gốc
– Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Thiết mộc lan ngọn
– Tốc độ sinh trưởng: không cao và nếu trồng ở môi trường bên ngoài sẽ phát triển vượt bậc
– Phù hợp với môi trường thoáng mát, có ánh sáng nhẹ nhưng độ ẩm cao, chất dinh dưỡng đủ, đất tơi xốp, cần tưới thường xuyên
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
– Ánh sáng: Nên trưng cây Thiết mộc lan ngọn gần cửa kính, cửa sổ, sảnh lớn hay hành lang để có ánh sáng khuếch tán vừa đủ.
– Nước: Thiết mộc lan ngọn để trong nhà nên chỉ cần tưới vừa phải cho cây. Hàng tuần tùy điều kiện thời tiết, bạn tưới 2-3 lần đều quanh gốc với lượng nước từ 0,5-1 lít tùy kích thước chậu. Khi thấy mặt chậu se khô hãy tưới.
– Phân bón: Hàng tháng bạn nên bón phân để kích thích rễ phát triển, mỗi chậu chọc khoảng 10-15 lỗ tùy kích thước chậu. Mỗi lỗ từ 5-7 hạt , giữa gốc và thành chậu. Độ sâu mỗi lỗ khoảng 1cm, sau đó lấp đất lên để phân không bị bốc hơi rồi tưới nước bình thường. Khi cây bị xấu yếu, ta hòa loãng phân theo tỷ lệ 8:1 nước:phân để tưới vào gốc.
Ý NGHĨA
Theo quan niệm ngũ hành, cây Thiết mộc lan gốc cực thích hợp với hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì đây là những hướng hội tụ nhiều ánh sáng. Mặc khác, cây Thiết mộc lan gốc cũng đại diện cho Mộc trong ngũ hành. Từ đây, loại cây này là biểu tượng của vượng khí và may mắn cho không gian sống.
Đối với cây Thiết mộc lan, nếu trong chậu có 3 nhánh rẽ ra từ 1 gốc sẽ tượng trưng cho lộc phát. Trong trường hợp cây Thiết mộc lan mọc tới 5 nhánh từ 1 gốc cũng đồng nghĩa với việc phát lộc cả năm.