Cây Lưỡi hổ thường được dùng làm cây trồng nội thất văn phòng, trồng trang trí sân vườn, lối đi,… loài cây này vừa đẹp lại có nhiều công dụng tuyệt vời. Chắc chắn nếu bạn là người yêu thích cây cảnh thì không thể bỏ lỡ cây Lưỡi hổ trong danh sách cây cảnh nội thất của mình. Cùng tìm hiểu để biết chúng tuyệt vời như thế nào nhé!
ĐẶC ĐIỂM
– Loài cây này có nguồn gốc từ Nigeria, là loài không có thân trên mặt đất; cây mọc thẳng đứng có chiều cao lên đến 60 cm, có thân rễ.
– Là loài cây lâu năm mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo; khá dày và có phần thịt (mọng nước). Mặt lá nhẵn có màu xanh đậm với vết lốm đốm màu xám xanh lá cây, mép lá có viền màu vàng.
– Cây Lưỡi hổ có các cành mang hoa thẳng, mảnh mai và thường ngắn hơn so với những chiếc lá. Cành mang hoa mang nhiều hoa trong một cụm kéo dài gần ngọn. Những bông hoa có màu trắng, vàng trắng hoặc hơi trắng xanh và thường xếp thành nhóm.
– Cây Lưỡi hổ cho quả mọng nhỏ, hình tròn; thường chuyển từ màu xanh sang màu cam sáng khi chín. Hạt có màu nâu nhạt, thuôn dài.
CÔNG DỤNG
– Lưỡi hổ có lá đẹp, lạ mắt và độc đáo và thường dùng nhiều trong nội thất như trồng trong chậu đứng trang trí văn phòng, công ty, nhà ở…
– Lưỡi hổ có công dụng lọc không khí, giảm căng thẳng mệt mỏi chính. Vì thế cây được giới văn phòng ưa chuộng đặt ở bàn làm việc.
– Cây khử mùi hôi và ẩm mốc rất tốt, được ứng dụng đặt nhà vệ sinh, nhà bếp,…
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
– Đất trồng: Người ta thường dùng đất thịt trộn với tro trấu hoặc hỗn hợp phân hữu cơ với xơ dừa để trồng cây. Cây dễ thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất pha cát với sỏi, đất dành cho cây xương rồng. Đất trồng cây Lưỡi Hổ cần có độ kiềm cao, thoát nước tốt. Vì cây Lưỡi Hổ rất thuộc nhóm cây có thể chịu được khô hạn. Khi thấy đất trong chậu đã bạc màu, hoặc rễ Lưỡi Hổ đã phủ kín chậu thì nên thay đất mới. Để khôi phục dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện rộng rãi để cây phát triển. Thời điểm thích hợp để thay đất là mùa xuân. Có thể trộn 1/3 cát to vào để tăng khả năng thoát nước cho đất.
– Nước tưới: Vì cây Lưỡi Hổ rất thuộc nhóm cây có thể chịu được khô hạn nên cây chịu úng kém. Không nên tưới nhiều nước để tránh gây úng cây. Thường thì 1 lần/tuần, khi thấy mặt đất khô. Còn đối với thời tiết lạnh thì thời gian kéo dài hơn nhiều, có thể 1 lần/tháng. Khi tưới thì tưới từ dưới gốc lên cao.
– Nhiệt độ: Cây phát triển tốt khi nhiệt độ nằm trong khoảng 22 – 300C. Khoảng nhiệt độ giúp giữ độ cứng cáp, bóng mượt của lá.Tuy chịu khô hạn tốt nhưng nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh (dưới 100C) lâu dài thì cây có thể chết. Độ ẩm trung bình.
– Ánh sáng: Ánh nắng mặt trời tự nhiên rất tốt cho quá trình quang hợp, sinh trưởng và giữ màu đẹp cho lá cây. Nên bạn nên dành thời gian cho cây phơi nắng sáng 8 giờ mỗi tuần. Việc đặt cây ở gần cửa sổ giúp cây dễ dàng nhận ánh sáng buổi sớm, không tốn thời gian đem cây đi phơi nắng. Nhưng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây.
– Bón phân: Với nhu cầu dinh dưỡng trung bình, Lưỡi hổ không cần tốn nhiều phân bón. Hàng tháng chỉ cần bổ sung phân giàu Potasse khi vào khi trời mát mẻ, nóng. Đó là loại phân bón thường dành cho cây Xương Rồng hoặc Mỏ Hạc. Nên không khó tìm. Đặc biệt cây khó hấp thụ dinh dưỡng khi trời lạnh. Nên thời điểm ấy hk cần bón phân.
– Nhân giống: Có 2 cách để nhân giống cây Lưỡi hổ:
+ Cách 1: Tách bụi áp dụng cho cây già, có thể tiến hành tách khi thay đất trồng luôn.
+ Cách 2: Giâm lá thì chọn lá khỏe, màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Chia lá ra những khúc dài khoảng 5cm, nó sẽ tự liền sẹo. Chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, có thể trộn than bùn ẩm với cát. Xong thì chôn 1/2 khúc lá đã cắt xuống đất. Tuy là giai đoạn đầu nhưng cũng không cần tưới nhiều nước. Nhiệt độ lý tưởng để chúng thích nghi là 220C đấy.
Cả 2 cách nên diễn ra vào màu xuân – cuối hè.
Tuy nhiên cách tách bụi hiệu quả hơn, có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Cây con mau lấy lại sức và tiếp tục phát triển, giữ được màu lá từ cây mẹ. Còn cách giâm lá thì cần có thời gian để ra rễ, phát triển thành bụi, khả năng sống không cao. Có thể thay đổi màu sắc so với cây mẹ.
Ngoài ra: Cây Lưỡi hổ có thể được trồng thủy sinh, với cách này thì thường thay nước cho cây mỗi tuần để tránh nhiễm bệnh. Giữ mực nước không ngập quá 1/2 chiều cao bộ rễ nhé. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các dung dịch thủy sinh.
– Cách chữa trị cây Lưỡi hổ bị bệnh:
- Lá có đốm nâu, thối gốc: Do tưới thừa nước
- Lá bị thâm đen, mềm: Vì nhiệt độ thấp trong khi cây chịu lạnh kém
- Ngọn lá khô, xuất hiện những mảng nâu: Do cây bị ánh sáng qua cửa kính chiếu vào
- Màu lá nhạt, không đẹp, ít hoa văn: Thiếu ánh sáng
- Lá non mọc thiếu sức sống, mềm: Bón phân quá nhiều
Ý NGHĨA
– Cây Lưỡi hổ để bàn theo phong thủy có thể mang lại năng lượng rất hữu ích cho người sở hữu. Loại cây này còn sở hữu năng lượng bảo vệ cực kỳ mạnh mẽ, giống như vị chúa sơn lâm có thể bảo vệ bạn và gia đình khỏi sự xâm nhập của những nguồn năng lượng xấu.
– Trong nhiều nền văn hóa ở phương Đông và phương Tây, loài cây này có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỷ, chống lại sự bỏ bùa.
– Cây còn có ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc và phú quý cho gia chủ.